Cách giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc
Mục lục
1. Đối tượng nào được quyền tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc?
Theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2015, trong trường hợp chủ tài sản đã qua đời không để lại di chúc, di chúc không hợp pháp hoặc không có hiệu lực, thì tài sản thừa kế sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật.
Những người hợp pháp thừa kế theo quy định pháp luật được quy định rõ tại Điều 651 của Bộ Luật Dân sự năm 2015 như sau:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần tài sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng tài sản, bị truất quyền hưởng tài sản hoặc từ chối nhận tài sản.
2. Điều kiện để giành quyền tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc
Để có quyền thừa kế, người thừa kế đảm bảo không nằm trong những trường hợp mà theo quy định của Điều 621, Khoản 1, Bộ luật Dân sự năm 2015, bị cấm hưởng tài sản. Cụ thể:
- Người đã bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại tài sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.
- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại tài sản.
- Người đã bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm mục đích hưởng một phần hoặc toàn bộ phần tài sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.
- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại tài sản trong quá trình lập di chúc,…
3. Cần chuẩn bị hồ sơ gì khi tham gia tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc?
Đối với trường hợp không có di chúc chia tài sản, quy trình khai nhận tài sản thừa kế không thể thiếu bước chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu.
- Giấy chứng tử hoặc giấy tờ chứng minh người để lại tài sản đã qua đời.
- Các giấy tờ chứng minh về tài sản của người để lại tài sản, bao gồm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác liên quan đến đất; sổ tiết kiệm; giấy đăng ký xe; giấy chứng nhận cổ phần, và các giấy tờ khác có liên quan.
- Giấy tờ về quan hệ giữa người thừa kế và người để lại tài sản như sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, kết quả xét nghiệm ADN, bản án hoặc quyết định có hiệu lực của Tòa án về việc công nhận quan hệ nhân thân giữa người đã qua đời và người được thừa kế.
4. Luật sư ly hôn nhanh sẽ hỗ trợ được gì trong việc tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc?
Với đội ngũ luật sư và tư vấn viên chuyên nghiệp, nhiệt huyết, tận tâm và có kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực pháp lý, chúng tôi cam kết hỗ trợ Quý Khách hàng hiệu quả trong các công việc quan trọng sau đây:
- Tư vấn chi tiết, rõ ràng và chính xác về vấn đề pháp lý liên quan đến việc tranh chấp tài sản thừa kế khi không có di chúc.
- Soạn thảo và làm hồ sơ, đại diện Khách hàng trong việc thực hiện các thủ tục hành chính tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Hỗ trợ Khách hàng trong toàn bộ quá trình tố tụng, khởi kiện và giải quyết tranh chấp về tài sản thừa kế khi không có di chúc.
- Thực hiện các công việc pháp lý khác theo yêu cầu cụ thể của Khách hàng,…
Để nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ Văn phòng luật sư ly hôn Luật sư ly hôn nhanh về vấn đề tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc hoặc tranh chấp tài sản sau ly hôn, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 1900 599 995 hoặc điền đầy đủ nội dung trong form bên dưới nhé!