Chồng không đồng ý có ly hôn được không?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình thì Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Nếu một trong hai bên không đồng ý ly hôn thì người con lại có quyền làm đơn đơn phương ly hôn.
Tòa án vợ, chồng làm việc có thẩm quyền giải quyết ly hôn
Căn cứ để ra quyết định cho đơn phương ly hôn
Ly hôn – con dưới 36 tháng tuổi chồng có được trực tiếp nuôi? Mức cấp dưỡng cho con như thế nào là hợp lý?
Sau khi nộp đơn ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải đoàn tụ gia đình. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Khi có những căn cứ nêu trên, vợ/chồng có thể nộp đơn đơn phương ly hôn và tòa sẽ quyết định cho ly hôn nếu hòa giải đoàn tụ không thành.
Hồ sơ ly hôn được nộp tại Tòa án nhân dân nơi bị đơn (người không đồng ý) cư trú. Ví dụ, hai vợ chồng đăng kí kết hôn ở Hưng Yên, có hộ khẩu ở Hưng Yên nhưng đăng kí tạm trú ở Hà Nội. Khi đơn phương ly hôn, vợ/chồng sẽ nộp đơn tại Tòa án nhân dân quận/ huyện nơi vợ chồng tạm trú.
Mục lục
Hồ sơ đơn phương ly hôn bao gồm:
- Đơn xin ly hôn.
Trong đơn ly hôn trình bày rõ:
– Về quan hệ hôn nhân: Kết hôn ở đâu? Thời gian? Kết hôn có hợp pháp không? Mâu thuẫn xảy ra khi nào? Mâu thuẫn chính là gì? Vợ chồng có sống ly thân không? Nếu có thì sống ly thân từ thời gian nào tới thời gian nào?
– Về con chung ( nếu có): Con tên gi? Sinh ngày tháng năm nào? Nay xin ly hôn có yêu cầu gì về giải quyết con chung (có xin được nuôi con không, nghĩa vụ cấp dưỡng của chồng như thế nào)?
– Về tài sản chung: Có những tài sản gì chung? có giấy tờ kèm theo (nếu có). Nếu ly hôn muốn giải quyết tài sản chung như thế nào?
– Về nợ chung: Có nợ ai không? có ai nợ vợ chồng không? Tên, địa chỉ và số nợ của từng người? Muốn giải quyết như thế nào?
- Bản sao Giấy khai sinh của con ( nếu có con);
- 3.Bản sao CMND, sổ hộ khẩu của hai vợ chồng (bản sao có chứng thực)
- 4.Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.Trường hợp không có bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, thì phải xin trích lục đăng kí kết hôn tại UBND xã nơi đăng kí kết hôn.
- Các giấy tờ chứng minh về tài sản: ví dụ Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở…
Thời gian giải quyết:
Trường hợp vợ hoặc chồng xin ly hôn đơn phương, theo quy định của Điều 179 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 thì thời gian chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn tối đa là 04 tháng, nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì được gia hạn nhưng không quá 02 tháng. Vậy tổng cộng thời gian tối da là 06 tháng.
Khi giải quyết, nếu tòa triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà người kia cố tình không có mặt thì tòa lập biên bản về việc không tiến hành hòa giải được và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung. Nếu bên kia vẫn không có mặt tại phiên tòa thì tòa án sẽ xét xử vắng mặt bị đơn (theo quy định tại Điều 200 BLTTDS).
Như vậy, khi vợ hoặc chồng không đồng ý ly hôn thì bên còn lại hoàn toàn có quyền yêu cầu ly hôn khi cuộc sống hôn nhân rơi vào tình trạng trầm trọng, đời sống chúng không thể kéo dài. Nếu khi Tòa giải quyết mà bên kia cố tình vằng mặt thì Tòa án vẫn sẽ giải quyết theo thủ tục tố tụng chung.