Có phải ai cũng có quyền nhận nuôi con nuôi?
Nhận nuôi con nuôi là một hành vi cao đẹp vừa cho người nhận thực hiện quyền làm cha, mẹ. Vừa cho trẻ em không may bị bỏ rơi, mồ côi hay cha, mẹ đẻ không có khả năng nuôi dưỡng một mái ấm gia đình. Vậy, có phải ai cũng có quyền nhận nuôi con nuôi?
Xử lý xâm phạm chế độ hôn nhân
Quyền kết hôn của người chuyển đổi giới tính?
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của người nước ngoài
Quyền nhận nuôi con nuôi là quyền cơ bản của công dân. Tuy vậy, để bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho trẻ em không phải cá nhân nào cũng có quyền nhận nuôi con nuôi . Cụ thể, Điều 14 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định như sau:
Mục lục
Điều kiện của cá nhân nhận nuôi con nuôi
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ:
Theo quy định tại Điều 17 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì năng lực hành vi dân sự là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Cũng theo quy định của luật này, người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị mất năng lực hành vi dân sự hay hạn chế năng lực hành vi dân sự. Quy định này được đặt ra như một điều kiện tối thiểu của người nhận nuôi con nuôi. Bởi lẽ, nếu ngay cả bản thân người này không có khả năng nhận thức hay hạn chế nhận thức thì không thể chăm sóc, bảo vệ, che chở tốt cho trẻ em.
Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên:
Quy định khoảng cách giữa người nhận nuôi con nuôi và con nuôi khoảng 20 tuổi trở lên là sự tính toán mang tính ước lệ của các nhà lập pháp. Sự tính toán này được đặt ra nhằm đảm bảo người nhận nuôi con nuôi có đủ kinh nghiệm, sự chín chắn để chăm sóc và nuôi dạy trẻ em được nhận nuôi tốt..
Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi:
Để đảm bảo trẻ em được phát triển đầy đủ cả về thể chất, lẫn tinh thần quy định này được đặt ra như một công cụ để lựa chọn cho trẻ em một môi trường sống đầy đủ.
Có tư cách đạo đức tốt:
Trẻ em chịu ảnh hưởng rất lớn từ giáo dục gia đình do vậy người nhận nuôi con nuôi phải là người có tư cách đạo đức tốt nhằm đảm bảo trẻ em được thương yêu, nuôi dạy nên người.
Lưu ý: Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng điều kiện b và c nêu trên.
Người không được nhân nuôi con nuôi
Bên cạnh điều kiện để cá nhân được nuôi con nuôi. Luật còn quy định trường hợp không được nhận nuôi con nuôi như một hàng rào pháp lý vững chắc để bảo vệ trẻ em. Theo đó, những cá nhân sau đây không có quyền nhận nuôi con nuôi:
- Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
- Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
- Đang chấp hành hình phạt tù;
- Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Trẻ em là đối tượng dễ bị xâm phạm, lợi dụng cũng như dễ rơi vào tệ nạn nhất. Do vậy, luật quy định những người có nhân thân xấu nêu trên không được nhận nuôi con nuôi để tránh sau khi được nhận nuôi trẻ em sẽ bị xân phạm hay được nuôi dưỡng trong môi trường không tốt ảnh hưởng đến việc phát triển nhân cách và tâm hồn của trẻ em.
Ai cũng muốn có một mái ấm gia đình và trẻ em lại càng mong muốn điều đó. Thế nhưng, một mái ấm gia đình phải thực sự đúng nghĩa mới là điều mà các nhà lập pháp mong muốn. Do vậy, chỉ những cá nhân đủ điều kiện và không rơi vào trường hợp cấm nhận nuôi con nuôi mới có quyền nhận trẻ em làm con nuôi.
Như vậy, khi muốn nhận nuôi con nuôi, trước hết bạn cần kiểm tra điều kiện bản thân nhận nuôi con nuôi như chúng tôi đã phân tích trên đây và các quy định có liên quan về việc nuôi con nuôi để tiến hành thủ tục nhận nuôi con nuôi theo luật định. Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào thì hãy liên hệ với PHAN LAW VIETNAM để được các chuyên gia về Hôn nhân gia đình tư vấn, giải đáp bạn nhé. Chúc bạn sớm nhận được con nuôi như ý nguyện.