Giết người do vượt qua giới hạn phòng vệ chính đáng
Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là cố ý tước đoạt tính mạng của người đang có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức một cách không cần thiết. Trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội này có sự khác biệt so với tội giết người hoặc trường hợp phòng vệ chính đáng. Vì vậy, cần nắm rõ các dấu hiệu của tội phạm này.
Vu khống người khác và hậu quả pháp lý
Quyền và nghĩa vụ của luật sư bào chữa
Nồng độ cồn cho pháp khi tham gia giao thông
Điều 126 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:
“1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.”
Các dấu hiệu cơ bản của tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, bao gồm:
Mục lục
Về mặt khách quan:
Hành vi khách quan của tội này là hành vi tước đoạt tính mạng người khác trái pháp luật và được thực hiện do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Theo đó, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại (Khoản 2 Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015).
Đây là trường hợp người thực hiện hành vi đã có quyền phòng vệ, đã phòng vệ vào chính người có hành vi tấn công, tuy nhiên, đã đánh giá sai tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm phạm nên đã lựa chọn biện pháp và mức độ phòng vệ rõ ràng là quá mức cần thiết. Khi đánh giá hành vi chống trả có cần thiết hay không phải xem xét một cách toàn diện tất cả các tình tiết của vụ án, trong đó có tâm lý, thái độ của người phòng vệ khi xảy ra sự việc, điều kiện để bình tĩnh lựa chọn chính xác phương pháp, phương tiện thích hợp để chống trả.
Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng chỉ có thể đặt ra khi người có hành vi xâm phạm (nạn nhân) bị chết, nghĩa là hậu quả chết người xảy ra. Người bị chết phải là người đã có hành vi xâm phạm đến các lợi ích cần được bảo vệ.
Về mặt chủ quan:
Tội phạm này được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý, chủ yếu là lỗi cố ý gián tiếp (người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra). Nếu vô ý làm chết người tấn công mình thì không phải là giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Về mặt chủ thể:
Chỉ những người từ đủ 16 tuổi trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Bởi lẽ, tội được quy định tại khoản 1 Điều 126 là tội ít nghiêm trọng; tại khoản 2 Điều 126 là tội nghiêm trọng, mà người chưa đủ 16 tuổi thì chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về một số tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại Khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015.
Vì vậy, trong quá trình xét xử vụ án giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, Toà án còn tiến hành phân tích làm rõ hành vi trái pháp luật của nạn nhân, đánh giá đúng mức độ cần thiết của hành vi chống trả để có hướng xử lý nghiêm minh, đồng thời giáo dục ý thức pháp luật cho công dân thấy được quyền phòng vệ chính đáng của mình khi bị người khác xâm phạm và giới hạn cho phép khi thực hiện quyền đó.