Hành vi cưỡng ép và cản trở kết hôn bị xử lý như thế nào?
Hành vi cưỡng ép và cản trở kết hôn là một trong những hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật Việt Nam. Vậy phải xử lý như thế nào?
Làm thế nào để thực hiện ly hôn nhanh hơn?
Ly hôn con trên 3 tuổi ở với ai?
Giành quyền nuôi con khi đơn phương ly hôn
Hành vi cưỡng ép và cản trở kết hôn
Hôn nhân là sự gắn kết giữa vợ và chồng sau khi đăng ký kết hôn. Pháp luật bảo hộ quan hệ hôn nhân một vợ một chồng trên cơ sở tự nguyện, tiến bộ. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều trường hợp quan hệ hôn nhân của hai người bị cưỡng ép và cản trở làm sai lệch với quan điểm hôn nhân tự nguyện theo quy định của pháp luật.
Hậu quả để lại là hôn nhân không hạnh phúc, mâu thuẫn thường xuyên diễn ra trong cuộc sống vợ chồng hoặc dẫn tới những hậu quả khác nghiêm trọng khác. Pháp luật nghiêm cấm hành vi cưỡng ép kết hôn. Mọi hành vi cưỡng ép kết hôn đều bị xử lý theo quy định pháp luật.
Điều này được hướng dẫn cụ thể tại Điểm 2 của Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC quy định: Cưỡng ép kết hôn là dùng mọi thủ đoạn bắt buộc người khác (bên nam, bên nữ hoặc cả hai bên) phải kết hôn trái với ý muốn của họ. Hành vi cưỡng ép kết hôn được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn khác nhau như hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc thủ đoạn khác.
+ Hành hạ, ngược đãi là đối xử tàn ác, tồi tệ đối với người khác gây đau khổ về thể xác hoặc tinh thần kéo dài, như: thường xuyên đánh đập (có thể không gây thương tích), giam hãm, làm nhục,… nhằm mục đích cưỡng ép việc kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
+ Uy hiếp tinh thần là đe dọa sẽ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, tài sản hoặc lợi ích thiết thân của người bị đe doạ làm cho người đó có căn cứ để lo sợ thực sự mà phải chịu khuất phục.
+ Yêu sách của cải là đòi hỏi của cải một cách quá đáng, không nhân nhượng và coi đó là một trong những điều kiện để được kết hôn nhằm cản trở hôn nhân tự nguyện giữa đôi bên nam nữ.
+ Thủ đoạn khác có thể là buộc một bên hoặc cả hai bên đi xa nhằm chia rẽ họ…
Xử phạt hành vi cưỡng ép và cản trở kết hôn
Tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại Điều 55 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP, hành vi cưỡng ép kết hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác thì sẽ bị xử lý hành chính bằng cách phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng – 300.000 đồng.
Trường hợp đã bị xử lý hành chính mà còn tiếp tục vi phạm thì hành vi đó sẽ bị xử lý hình sự theo Điều 146 Bộ luật Hình sự, cụ thể là: Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
Pháp luật luôn bảo hộ mối quan hệ hôn nhân tiến bộ và tự nguyện, do đó, hành vi cưỡng ép và cản trở kết hôn là một hành vi bị cấm, tùy vào mức độ phạm tội mà sẽ có những hình thức xử phạt khác nhau đã được quy định cụ thể tại theo pháp luật Việt Nam.