HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI TẠI VIỆT NAM
Thông qua những con số từ những cuộc điều tra xã hội cùng nhiều kênh thông tin tổng hợp khác, có thể thấy rằng nhu cầu kết hôn giữa những người đồng giới là nhu cầu có thật song dưới cái nhìn pháp lý thì những cuộc hôn nhân đồng tính có được thừa nhận hay không?
Hủy kết hôn trái pháp luật và những hậu quả
Thách cưới có vi phạm pháp luật không?
Phương pháp động viên con cái khi chúng không thích học
Mục lục
Hôn nhân đồng giới tại Việt Nam có được thừa nhận?
Theo Luật HNGĐ năm 2000, việc kết hôn giữa những người đồng giới là hoàn toàn bị cấm.
Nhưng đến năm 2014, khi Luật HNGĐ mới ra đời, quy định tại Khoản 2 điều 8 “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.
Điều này cho thấy pháp luật đã có cái nhìn cởi mở hơn đối với hôn nhân đồng giới, mặc dù không thừa nhận nhưng cũng đã bỏ quy định cấm.
Đó là sự nhìn nhận bước đầu về hôn nhân giữa những người cùng giới tính của nhà nước ta.
Như vậy, những người đồng giới tính vẫn có thể lấy nhau, nhưng sẽ không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ hôn nhân của họ như những cuộc hôn nhân giữa những người khác giới tính.
Do đó, họ không có quyền yêu cầu được đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền, nhưng họ có thể làm điều họ muốn, đó là tổ chức hôn lễ công khai chuyện tình cảm và không ai có quyền can thiệp. Hiểu rõ điều này đề khẳng định một điều liên quan đến việc đã từng có những cơ quan địa phương tham gia vào việc xử phạt hành chính đối với những hôn lễ như vậy, điều này là sai quy định và tùy tiện trong việc thi hành luật pháp.
Con chung và tài sản chung giữa những người có hôn nhân đồng giới giải quyết thế nào?
Tìm hiểu về Hôn nhân đồng tính có thể thấy được những quan điểm khác nhau về vấn đề trẻ em trong gia đình đồng giới. Nhiều cặp đồng giới mong muốn một gia đình hoàn chỉnh có ‘bố’, ‘mẹ’ và có con.
Để giải quyết nhu cầu này, người đồng giới có quyền nhận con nuôi về chăm sóc giáo dục như những cặp vợ chồng khác với trình tự thủ tục nhận con nuôi cũng diễn ra theo đúng quy định pháp luật.
Tuy nhiên, đứa trẻ được một gia đình đồng giới nhận nuôi trên góc độ pháp lý sẽ chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi, là người có quyền giám hộ, đại diện khi con chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự (nếu có), cũng là người cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp ngay cả khi không còn sống chung với người đồng giới còn lại trong gia đình.
Bên cạnh đó, do hôn nhân đồng giới là không được thừa nhận tại Việt Nam nên chế độ tài sản chung trong thời kì hôn nhân cho những người có hôn nhân đồng giới cũng không tồn tại. Những cặp chung sống đồng giới sẽ không được pháp luật bảo vệ về chế độ tài sản, việc tranh chấp tài sản nếu có sẽ được áp dụng theo quy định của Bộ Luật dân sự.