Hướng dẫn cách viết nguyện vọng của con muốn ở với ai
Ly hôn là điều không ai mong muốn, nhưng nhiều khi nó lại là điều không thể tránh khỏi và chúng ta chỉ đang làm những điều tốt nhất có thể. Ly hôn là cách giải thoát cho nhau khi cuộc sống hôn nhân rơi vào bế tắc, đời sống trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được. Một trong số những vấn đề quan trọng trong giải quyết ly hôn đó là giành quyền nuôi con. Vậy những căn cứ nào Tòa án có thể chấp nhận để giao con cho vợ hoặc chồng trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng?
Di chúc chung của vợ chồng và quyền thừa kế tài sản của vợ chồng
Có phải ai cũng có quyền nhận nuôi con nuôi?
Xử lý vi phạm chế độ hôn nhân
Tòa án sẽ xem xét rất nhiều căn cứ, một trong số những căn cứ có thể kể đến như: điều kiện sống, thu nhập hàng tháng, thời gian chăm sóc con, môi trường sống, môi trường học, Và căn cứ rất quan trọng đó là nguyện vọng của con muốn ở với ai khi cha, mẹ ly hôn. Theo luật HNGD 2014 thì con từ 7 tuổi trở lên, Tòa án xem xét ý kiến nguyện vọng của con muốn ở với ai.
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con muốn ở với ai.
Thông thường Tòa án yêu cầu con từ 7 tuổi trở lên trình bày nguyện vọng của con muốn ở với ai khi bố mẹ ly hôn bằng văn bản. Văn bản này không có mẫu sẵn, do đó hình thức trình bày có thể viết tay, hoặc đánh máy. Hoặc người lớn có thể đánh máy lại một cách trung thực và khách quan nguyện vọng của con, sau đó cho con ký vào. Văn bản đầy đủ các nội dung như:
Tên đơn: Đơn trình bày nguyện vọng
Kính gửi: Tòa án nhân dân quận….., thành phố……
Tên cháu là:…………., Ngày…..tháng…. năm…. sinh
Địa chỉ:………..
Là con của bố Họ và tên:………………………..mẹ: Họ và tên…………….
Nội dung trình bày một cách ngắn gọn: như hiện nay đang sống ở đâu? Với ai? Trong trường hợp bố mẹ ly hôn cháu muốn ở với ai….? Tại sao?….
Mong Tòa chấp nhận nguyện vọng của cháu…………………………………….
Văn bản nếu lên nguyện vọng của con muốn ở với ai chỉ cần ngắn gọn, đầy đủ nội dung. Tòa án sẽ xem xét thêm các căn cứ, để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho con. Khi Tòa đã ra phán quyết giao con cho vợ hoặc chồng, thì người trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng không được cản trở quyền thăm nom của người kia.
Theo Luật HNGD 2014, Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn: “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi; Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con; Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.
Việc con đồng ý ở với ai là một tiêu chí quan trọng trong việc ra quyết định ai là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Tuy nhiên, nguyện vọng của con muốn ở với ai không phải là cơ sở duy nhất mà nó chỉ có ý nghĩa như là một trong các điều kiện để Toà án xem xét, đánh giá trong việc ra quyết định ai sẽ là người nuôi con, trên cơ sở xem xét một cách toàn diện nhất nhằm đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con.