Hướng dẫn chi tiết cách giành quyền nuôi con sau ly hôn
Giành quyền nuôi con sau ly hôn cũng là một trường hợp trong các tranh chấp hôn nhân gia đình. Việc giành quyền nuôi con là một trong những vấn đề quan trọng cần được xem xét kỹ lưỡng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và tâm sinh lý của những đứa trẻ. Trong bối cảnh này, việc hiểu rõ về các quy định và thủ tục pháp lý liên quan đến quyền nuôi con sau ly hôn là cực kỳ quan trọng. Bài viết này sẽ đề cập các quy định pháp luật liên quan vấn đề giành quyền nuôi con sau ly hôn để khách hàng nắm rõ.
Mục lục
1. Giành quyền nuôi con là gì?
Giành quyền nuôi con là quá trình pháp lý mà một hoặc cả hai bên vợ chồng sau khi ly hôn muốn được trực tiếp chăm sóc con cái, tuy nhiên không nhận được sự đồng ý của đối phương. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp giành quyền nuôi con thường là do họ cho rằng đối phương không đủ điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng con về mặt vật chất hoặc không quan tâm, chăm sóc con đầy đủ về mặt tinh thần. Có hai trường hợp giành quyền nuôi con, đó là khi ly hôn và sau khi ly hôn.
Trường hợp khi ly hôn, nguyên đơn yêu cầu Tòa án giải quyết cho hai vợ chồng ly hôn, đồng thời giao con cho mình nuôi và yêu cầu bị đơn cấp dưỡng nuôi con hàng tháng. Bản án có hiệu lực của Tòa án sẽ quyết định ai là người được quyền nuôi dưỡng trực tiếp con cái sau khi ly hôn.
Trường hợp giành quyền nuôi con sau ly hôn xảy ra khi người không trực tiếp nuôi dưỡng con cái nhận thấy rằng đối phương không còn đủ điều kiện nuôi con nữa và muốn con về ở với mình. Lúc này họ sẽ nộp đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền yêu cầu thay đổi quyền nuôi con.
2. Giành quyền nuôi con sau ly hôn theo luật định
Mục đích của giành quyền nuôi con sau ly hôn là để thay đổi người trực tiếp nuôi con. Sau khi ly hôn, nếu người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con và vợ chồng không đạt được thoả thuận về việc thay đổi quyền nuôi con thì người còn lại có quyền yêu cầu Toà án xem xét thay đổi quyền nuôi con.
Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định vấn đề này như sau:
“Điều 84 . Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.”
Như vậy, từ điều luật này, chúng ta có thể thấy Điều 84 quy định ngay cả khi hai bên đã ly hôn và trước đó đã có Bản án/Quyết định của Tòa án giải quyết về vấn đề này, thì Tòa án vẫn hoàn toàn có thể xem xét và quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con khi có yêu cầu từ cha, mẹ, hoặc các cá nhân, tổ chức được quy định nếu đáp ứng đủ các điều kiện để thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con có thể xảy ra khi cha, mẹ không đủ điều kiện chăm sóc con hoặc thông qua thỏa thuận giữa họ. Khi con đủ 7 tuổi, ý kiến của trẻ được Tòa án xem xét để đảm bảo quyết định là hợp lý và theo lợi ích của trẻ. Trong trường hợp cả hai cha mẹ đều không đủ điều kiện, Tòa án có thể giao con cho người giám hộ. Các cá nhân hoặc tổ chức có thể yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con nếu cha mẹ không đủ điều kiện, nhằm bảo vệ lợi ích của trẻ.
Ở đây cần phân biệt quyền giành quyền nuôi con sau ly hôn và quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Chỉ có cha, mẹ của con mới có quyền giành quyền nuôi con sau ly hôn, vì quyền chăm sóc, giáo dục con cái thuộc về cha mẹ nhưng các cá nhân, tổ chức khác được quy định nếu đáp ứng đủ các điều kiện của luật định thì vẫn có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con. Các bạn nên lưu ý để tránh nhầm lẫn.
3. Luật sư ly hôn nhanh tư vấn giành quyền nuôi con sau ly hôn
Việc giành quyền nuôi con sau ly hôn trở thành mối quan tâm hàng đầu của những người làm cha, làm mẹ. Chúng tôi, đội ngũ luật sư ly hôn nhanh, không chỉ cung cấp sự tư vấn về các thủ tục pháp lý mà còn đồng hành hỗ trợ giải quyết mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi của khách hàng. Với nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn trong việc xử lý các trường hợp ly hôn và tranh chấp giành quyền nuôi con, chúng tôi tự tin mang lại hiệu quả tốt nhất cho Quý khách hàng.
Bài viết này đã truyền đạt thông tin về quy định pháp luật liên quan đến giành quyền nuôi con sau ly hôn. Luật sư ly hôn nhanh hy vọng nó đã cung cấp thông tin hữu ích cho những ai đang quan tâm. Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nếu cần sự hỗ trợ trong quá trình giành quyền nuôi con nhé.