Làm thế nào để giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn?
Khi vợ chồng có tranh chấp về quyền nuôi con thì Tòa án sẽ là người quyết định dựa trên quyền lợi về mọi mặt của con. Vậy có cách nào giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn?
Hành vi cưỡng ép và cản trở kết hôn bị xử lý như thế nào?
Làm thế nào để thực hiện ly hôn nhanh hơn?
Ly hôn con trên 3 tuổi ở với ai?
Tòa án giải quyết tranh chấp quyền nuôi con như thế nào?
Tuy cha mẹ kết thúc mối quan hệ hôn nhân trên phương diện pháp luật nhưng cũng không được chối bỏ quyền và nghĩa vụ của mình đối với con cái. Do đó, pháp luật có quy định cụ thể về việc sau khi ly hôn cha và mẹ sẽ tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con. Trong trường hợp nếu hai bên có tranh chấp dẫn đến việc không thể tự thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết.
Theo đó, Tòa án sẽ căn cứ vào quyền và lợi ích của con. Nếu cha hoặc mẹ – người mà có đầy đủ điều kiện đảm bảo cho cuộc sống và sự phát triển của con một cách tốt nhất thì sẽ được Tòa trao quyền trực tiếp nuôi con.
Làm thế nào để giành lại quyền trực tiếp nuôi con?
Khi Tòa án đã ra bản án hoặc quyết định, nhiều người nghĩ rằng mình không thể nào giành lại được quyền nuôi con. Nhưng sự thật ta hoàn toàn có quyền kháng cáo theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân gia đình về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Như vậy, khi thấy người đang trực tiếp nuôi con theo quyết định của Tòa án không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người còn lại có thể làm đơn yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con. Tòa án có thể quyết định thay người trực tiếp nuôi con nếu thấy điều đó là hợp lý và có lợi cho sự phát triển của con.
Bên cạnh đó, nếu con trên 07 tuổi thì Tòa án phải xem xét nguyện vọng của con nhưng đây không phải là căn cứ duy nhất để Tòa án quyết định. Ngoài ra, người nộp đơn phải gửi hồ sơ yêu cầu đến Tòa án cấp huyện nơi người trực tiếp nuôi con cư trú và được gải quyết từ 04 -06 tháng tùy tính chất phức tạp của vụ án.
Hồ sơ bao gồm
- Đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;
- Bản án ly hôn;
- Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân của hai người (bản sao có chứng thực);
- Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực);
- Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Như vậy, nhằm giúp trẻ tìm được môi trường tốt nhất để phát triển toàn diện thì sau khi ly hôn người hiện đang không trực tiếp nuôi con hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi và giành lại quyền nuôi con.