Ly hôn khi không đăng ký kết hôn
Ly hôn sẽ làm thay đổi rất nhiều trong cuộc sống của hai người đã từng là đăng ký kết hôn và được pháp luật công nhận. Tuy nhiên, trong trường hợp ly hôn khi không đăng ký kết hôn thì sẽ được giải quyết như thế nào?
Quy định pháp luật về dạy thêm và học thêm
Vợ hoặc chồng trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng phải làm sao?
Quyền đứng tên của vợ chồng
Mục lục
Kết hôn theo quy định của pháp luật
Theo Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định, kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau thông qua việc đăng ký kết hôn và đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Không thuộc các trường hợp cấm kết hôn.
- Kết hôn do bị cưỡng ép, bị lừa dối;
- Chưa đủ tuổi kết hôn;
- Kết hôn với người đang có vợ hoặc có chồng;
- Kết hôn với người mất năng lực hành vi;
Khi nam, nữ kết hôn phải thực hiện việc đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký thì không có giá trị pháp lý. Có thể thấy, việc đăng ký kết hôn là một trong những bước quan trọng trong việc xác lập mối quan hệ hôn nhân giữa hai người. Điều này được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.
Hệ quả của việc chung sống như vợ chồng khi không đăng ký kết hôn
Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp, hai bên nam nữ xác lập mối quan hệ hôn nhân nhưng không đăng ký kết hôn dẫn đến hành vi kết hôn trái pháp luật. Có rất nhiều lý do dẫn đến trường hợp như vậy, một trong những nguyên nhân là do không thể đáp ứng đủ điều kiện theo Luật Hôn nhân gia đình.
Nhìn chung, việc không đăng ký kết hôn có thể dẫn đến những hệ quả sau:
- Không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ vợ chồng.
- Về vấn đề con cái: Theo quy định của Pháp luật Việt Nam, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con không phụ thuộc vào hôn nhân của cha mẹ có hợp pháp hay không. Tuy hai người kết hôn trái pháp luật và không được công nhận là vợ chồng nhưng vẫn là cha, mẹ của con chung.
- Về vấn đề tài sản và nghĩa vụ hợp đồng: được giải quyết dựa trên thỏa thuận giữa các bên, trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Bên cạnh đó, việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con.
Việc nam và nữ sống chung với nhau nhưng không đăng ký kết hôn có thể gặp những bất lợi điển hình như sau: không được hưởng quyền và nghĩa vụ với nhau, không được pháp luật thừa nhận là đại diện của nhau hay không được hưởng quyền ngang nhau về tài sản.
Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam cũng có thừa nhận những trường hợp ngoại lệ thì không cần đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Cụ thể là khi:
- Hai người chung sống như vợ chồng trước ngày 03/01/1987.
- Hai bên nam, nữ phải tuân thủ đầy đủ điều kiện kết hôn theo quy định Luật Hôn nhân gia đình 1960.
Như vậy, trong một số trường hợp thực tế dù không đăng ký kết hôn nhưng vẫn được pháp luật công nhận. Chính vì thế mà việc ly hôn của những hôn nhân thực tế sẽ được giải quyết như vụ việc ly hôn có đăng ký kết hôn bình thường. Chỉ có trường hợp ngoại lệ trên, trong trường hợp không đi đăng ký kết hôn vẫn được pháp luật thừa nhận. Còn lại những trường hợp khác không được thừa nhận và khi ly hôn không được giải quyết như những trường hợp hôn nhân được pháp luật thừa nhận.