Mẫu di chúc không có người làm chứng
Di chúc thể hiện ý chí của bản thân về việc định đoạt tài sản để lại cho người khác. Di chúc phải phù hợp với các điều kiện và yêu cầu do pháp luật đề ra. Vậy mẫu di chúc không có người làm chứng được trình bày và gồm những nội dung gì? Bài viết dưới đây, Luật sư Hôn nhân Gia đình sẽ tư vấn chi tiết để các bạn có thể nắm rõ và thực hiện.
Mục lục
1. Quy định di chúc không có người làm chứng
Những trường hợp lập di chúc không có người làm chứng, pháp luật dân sự quy định rất cụ thể, đó là người để lại di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc thì mới có giá trị (tham khảo Điều 633 Bộ luật dân sự hiện hành). Bởi nếu không thì rất dễ có những trường hợp giả mạo.
Khi nội dung di chúc do người khác viết hay có thể là người khác đánh máy, dù là chính người để lại di sản đánh máy thì di chúc không có giá trị vì không có căn cứ để xác định nội dung đánh máy, không có ai giám định chữ viết đánh máy. Bởi lẽ đánh máy là kết quả của máy móc tạo ra.
Và khi bản di chúc không có chữ ký của người để lại di sản thì không được thừa nhận, dù di chúc do chính tay họ viết ra vì chữ ký biểu hiện cho sự đồng ý, chấp thuận. Nếu họ viết mà không ký có thể là bản đó không phải bản họ xác định làm di chúc. Có thể thấy quy định này nhằm xác định đúng người lập di chúc bằng chữ viết của mình, tránh gian lận trong việc lập di chúc và là chứng cứ chứng minh di chúc do chính người để lại di sản lập ra mà không phải do người khác.
2. Cách viết mẫu di chúc không có người làm chứng
Mẫu di chúc không có người làm chứng sẽ bao gồm những nội dung như sau:
Thứ nhất, về mặt hình thức
Trình bày đầy đủ những vấn đề sau:
- Phần quốc ngữ: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM;
- Phần tiêu ngữ: Độc lập – Tự do – Hạnh phúc;
- Loại giấy tờ: Di chúc không có người làm chứng;
- Ngày tháng lập di chúc;
- Ký và ghi rõ họ tên ở cuối bản di chúc.
Lưu ý: Di chúc không có người làm chứng phải tự viết tay, không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu. Nếu bản di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập. Khi có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
Thứ hai, về chủ thể
Gồm những chủ thể sau:
- Người lập di chúc: Ghi rõ họ tên, ngày sinh, CMND/CCCD/hộ chiếu; địa chỉ nơi cư trú, địa chỉ hiện tại;
- Người được hưởng di sản: Ghi rõ họ tên, ngày sinh, CMND/CCCD/hộ chiếu; số điện thoại; địa chỉ nơi cư trú, địa chỉ hiện tại;
- Cơ quan, tổ chức hưởng di sản: Ghi rõ tên đơn vị, mã số thuế, địa chỉ trụ sở, số điện thoại và người đại diện của tổ chức.
Thứ ba, về nội dung
Cần trình bày thời gian, hoàn cảnh cũng như trình trạng minh mẫn, sáng suốt, không bị đe dọa, lừa dối, cưỡng ép lập di chúc. Và mục đích của việc lập di chúc là chuyển toàn bộ di sản của bản thân cho những ai, cách phân chia di sản cho từng người như thế nào sau khi chết,…
Lưu ý: Cần ghi chi tiết thông tin tài sản cũng như thông tin người nhận, cách phân chia tài sản để tránh tình trạng tranh chấp có thể xảy ra trong tương lai.
3. Dịch vụ tư vấn lập di chúc tại Luật sư Hôn nhân Gia đình
Để đảm bảo di chúc có hiệu lực pháp luật sau khi người để lại di sản chết thì khi lập di chúc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về nội dung di chúc và hình thức. Nhằm đáp ứng nhu cầu của Quý Khách hàng, chúng tôi xin giới thiệu và cung cấp dịch vụ tư vấn, soạn thảo và làm chứng di chúc, bao gồm:
- Tư vấn các quyền, lợi ích của người lập di chúc;
- Tư vấn hình thức di chúc (bằng văn bản hoặc bằng miệng);
- Hỗ trợ soạn thảo bản di chúc theo yêu cầu – Luật sư làm chứng, chứng thực di chúc sau khi được lập;
- Tư vấn những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ bản di chúc;
- Tư vấn các vấn đề liên quan tới hiệu lực của di chúc và người nhận di sản…
Chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho Quý vị trải nghiệm dịch vụ tốt nhất với chi phí phải chăng. Xử lý tất cả những vấn đề về mặt pháp lý, thủ tục để bản di chúc thể hiện đúng ý người Khách hàng (từ việc liệt kê tài sản kèm giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, cách phân chia và trình bày từng phần di sản,…) và để bản di chúc có hiệu lực pháp luật.