Mẫu di chúc hợp pháp như thế nào?
Di sản thừa kế của người đã chết được định đoạt theo ý chí của người chết. Ý chí của người chết thể hiện rõ qua di chúc, vì vậy di chúc phải hợp pháp thì mới có hiệu lực. Theo Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, một di chúc hợp pháp cần có các nội dung cơ bản theo đúng quy định. Vì di chúc có nhiều kẻ hở có thể bị nhiều cá nhân lợi dụng nên pháp luật quy định rất chặt chẽ về di chúc. Cùng chúng tôi tìm hiểu mẫu di chúc hợp pháp trong bài viết ngày hôm nay.
Mục lục
1. Mẫu di chúc hợp pháp
Theo quy định của pháp luật Dân sự thì:
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Di chúc cần phải đảm bảo tính hợp pháp bởi vì việc lập di chúc nhằm thể hiện nguyện vọng của mình về việc phân chia di sản cho người mong muốn sau khi chết. Bên cạnh đó, dựa vào di chúc di sản được chia đúng đối tượng, góp phần hạn chế việc tranh chấp tài sản thừa kế. Tránh những đối tượng xấu giả mạo di chúc để trục lợi cá nhân.
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân người để lại tài sản cho người khác trước khi chết. Nếu đủ điều kiện để lập di chúc như trên thì người lập di chúc có thể chỉ định người thừa kế và phân định tài sản của mình mà không cần sự đồng ý của bất kỳ ai.
Mẫu di chúc hợp pháp cần những điều kiện như sau:
1.1. Về tình trạng sức khỏe khi lập di chúc
Người lập di chúc cần đảm bảo điều kiện về sức khỏe khi thực hiện việc lập di chúc. Đây là những yếu tố cơ bản nhưng hết sức quan trọng nhằm xác định giá trị pháp lý của di chúc khi lập nên. Theo đó, người lập di chúc cần đảm bảo:
- Là người đã thành niên thì sẽ có quyền lập di chúc không mắc các bệnh về thần kinh, không bị tâm thần, không tỉnh táo;
- Từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi muốn lập di chúc thì cần phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc là người giám hộ;
- Người lập di chúc phải trong tình trạng minh mẫn, làm chủ được bản thân. Người lập di chúc phải hoàn toàn tự nguyện, không bị cưỡng ép hoặc đe dọa;
- Nội dung của di chúc thì không bị trái pháp luật, đạo đức của xã hội.
1.2. Về hình thức
Pháp luật công nhận hai hình thức di chúc là di chúc bằng miệng và di chúc bằng văn bản, mỗi hình thức cần tuân thủ những điều kiện khác nhau.
1.2.1. Di chúc bằng miệng
Đây là trường hợp đặc biệt chỉ được lập trong tình trạng nguy kịch có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không nói ra di nguyện sẽ không còn kịp nữa. Hoặc những trường hợp bệnh tật mà không thể lập di chúc bằng văn bản được.
Nếu trong vòng 3 tháng sau mà người lập di chúc miệng còn sống khỏe mạnh thì di chúc miệng đó sẽ bị hủy bỏ.
Khi thực hiện di chúc miệng thì phải có người làm chứng và sau đó phải viết lại bằng tay và những người làm chứng đó phải ký hoặc điểm chỉ trên trên di chúc. Kể sau đó 05 ngày thì bản di chúc đó phải được đi công chứng và xác thực thì di chúc miệng đó mới có hiệu lực.
1.2.2. Di chúc bằng văn bản
Di chúc văn bản không có người làm chứng: Thì người lập di chúc phải tự viết và ký vào di chúc.
– Di chúc văn bản có người làm chứng thì người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ trên bản di chúc trước mặt những người làm chứng. Những người làm chứng phải xác nhận chữ ký, điểm chỉ trên bản di chúc đó và cùng ký trên di chúc.
– Di chúc văn bản phải có công chức, chứng thực.
1.3. Điều kiện về người làm chứng
Theo Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015, mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc trừ những người sau đây.
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
1.4. Quy định về công chứng, chứng thực
Di chúc được lập tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc UBND xã, phường phải tuân thủ các điều kiện sau đây để đảm bảo tính hợp pháp của di chúc.
– Người lập di chúc phải tuyên bố nội dung di chúc trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền sẽ ghi chép đầy đủ lại nội dung được công bố và chứng thực. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ nếu bản di chúc đã đầy đủ và đúng nguyện vọng.
– Nếu người lập di chúc không đọc, không nghe, không điểm chỉ được thì phải có người làm chứng. Người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền.
2. Những nội dung của di chúc
– Ngày, tháng, năm lập di chúc: Trong trường hợp người có di chúc để lại nhiều di chúc khác nhau, thì ngày tháng năm lập di chúc sẽ giúp xác định được đâu là di chúc cuối cùng.
– Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc: Một di chúc hợp pháp phải thể hiện rõ đầy đủ họ tên của người lập di chúc nhằm xác định rõ ai là người để lại di chúc. Nơi cư trú của người lập di chúc có thể được sử dụng là căn cứ để xác định địa điểm mở thừa kế sau này.
– Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản: Người để lại di chúc khi phân chia di sản phải nêu rõ thông tin nhằm xác định được người, tổ chức được hưởng di sản là ai. Cần lưu ý, theo Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 thì người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
– Di sản để lại và nơi có di sản: Người để lại di chúc cần xác định các di sản nào mình để lại và nơi để lại di sản đó để di sản có thể được xác định, quản lý và phân chia sau này.
Ngoài các thông tin nói trên, di chúc hợp pháp có thể có các nội dung khác. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.