Mẫu giấy thỏa thuận trước hôn nhân
Nhiều cặp vợ chồng trước khi kết hôn có mong muốn được ký trước thỏa thuận không chỉ về vấn đề tài sản mà cả vấn đề về quyền nuôi con sau khi ly hôn…Vậy mẫu giấy thỏa thuận này để có được hiệu lực pháp lý thì cần đảm bảo về hình thức và nội dung như thế nào?
Mục lục
1. Mẫu giấy thỏa thuận trước hôn nhân
Ngay sau khi Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 mở rộng phạm vi chế độ tài sản của cặp vợ chồng. Các cặp vợ chồng có thể thỏa thuận trước với nhau về tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Việc các cặp đôi lập hợp đồng tiền hôn nhân đã được thực hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới, song đây sẽ là lần đầu tiên thỏa thuận này được áp dụng tại Việt Nam.
Việc bổ sung chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng sẽ giúp các cặp vợ chồng có thêm sự lựa chọn trong việc xác định quan hệ tài sản trong hôn nhân. “Đây là thỏa thuận dân sự, đã qua thủ tục công chứng hoặc chứng thực, nên không cần đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và ghi nhận trong đăng ký kết hôn. Về thời điểm xác lập thỏa thuận, dự án quy định thỏa thuận tài sản phải được lập trước khi kết hôn” .
”Điều 47. Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng
Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.“
2. Nội dung mẫu giấy thỏa thuận trước hôn nhân
Điều 48. Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng
- Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản bao gồm:
- a) Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;
- b) Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;
- c) Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;
- d) Nội dung khác có liên quan.
- Khi thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận mà phát sinh những vấn đề chưa được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì áp dụng quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này và quy định tương ứng của chế độ tài sản theo luật định.”
Khi thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận mà phát sinh những vấn đề chưa được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì áp dụng quy định của pháp luật hôn nhân gia đình và quy định tương ứng của chế độ tài sản theo luật định.
Vợ chồng có quyền sửa đổi, bổ sung thỏa thuận về chế độ tài sản. Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.
Trong những trường hợp sau đây, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu:
- Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan;
- Vi phạm nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng;
- Vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
- Vi phạm giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng;
- Vi phạm giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng;
- Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.
Các bên vợ chồng hoàn toàn có thể dựa vào quy định pháp luật để thực hiện hợp đồng tiền hôn nhân, như vậy cũng giúp cho các bên tránh được tình trạng mâu thuẫn, tranh chấp về tài sản trong thời kỳ hôn nhân.
Thỏa thuận trước hôn nhân chỉ có nội dung đối với tài sản mà không áp dụng đối với quyền nuôi con. Vì quyền nuôi con là quyền nhân thân, dựa trên tình hình thực tế tại thời điểm ly hôn mà Tòa án mới có thể quyết định quyền nuôi con thuộc về ai.
Tai thời điểm lập thỏa thuận khác hẳn thời điểm ly hôn nên không thể dựa vào thỏa thuận trước hôn nhân để xác định quyền nuôi con.