Nếu ly hôn quyền nuôi con thuộc về ai?
Ly hôn là “câu chuyện” không ai mong muốn, đặc biệt là con cái. Bởi lẽ, khi ly hôn, đồng nghĩa với việc cha mẹ không thể sống chung trong một gia đình. Nếu có anh, chị, em thì việc chia cách là có thể xảy ra. Thế nhưng, để thủ tục ly hôn được diễn ra, thì trước tiên các bên đã đáp ứng đủ yêu cầu của pháp luật quy định. Do đó, ly hôn là điều tất yếu và tranh chấp quyền nuôi con là điều dĩ nhiên. Vậy nếu ly hôn quyền nuôi con thuộc về ai?
Mục lục
Điều kiện để có quyền nuôi con
Khi các bên tiến hành thủ tục chấm dứt hôn nhân tại Toà án, tranh chấp về quyền nuôi con là điều rất dễ xảy ra. Tuy nhiên, dù người cha hay người mẹ muốn con cái ở bên mình, đều cần phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Theo đó:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Như vậy, có 02 trường hợp để Tòa án xem xét quyết định trao quyền nuôi con. Đó là:
Trường hợp 1: Quyền nuôi con theo thoả thuận
Theo đó, hai người có thể thỏa thuận với nhau rằng chồng hay vợ là người nuôi con. Trên thực tế, đa phần khi ly hôn người ta rất ít khi thỏa thuận được về vấn đề này, bởi đối với họ, con cái là “tài sản vô giá”. Nhiều vụ việc xảy ra, các bên còn muốn giành quyền nuôi cả 2 con.
Trường hợp 2: Tranh chấp về quyền nuôi con
Đối với trường hợp tranh chấp về quyền nuôi con, thường xảy ra đối với ly hôn đơn phương. Hướng giải quyết sẽ là:
- Khi con dưới 36 tháng tuổi, nguyên tắc chung sẽ giao cho người mẹ nuôi. Nếu người mẹ không đủ khả năng và điều kiện tốt để đáp ứng cho con thì người cha sẽ có quyền nuôi con.
- Khi con trên 36 tháng tuổi, Tòa sẽ xem xét về điều kiện vật chất, điều kiện tinh thần giữa người cha và người mẹ. Bên nào có khả năng tạo điều kiện cho con phát triển tốt nhất thì Tòa sẽ giành quyền nuôi con cho bên đó.
Nếu ly hôn quyền nuôi con thuộc về ai?
Để xác định quyền nuôi con thuộc về ai khi ly hôn, nhìn chung Tòa án sẽ dựa trên 03 tiêu chí sau:
Điều kiện về vật chất
Điều kiện về vật chất đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cuộc sống tốt cho con cái. Yếu tố này dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ. Nếu một trong hai bên có nguồn thu nhập tốt hơn, mức lương cao cũng như có tài sản riêng, sẽ được giành quyền nuôi con. Nếu cha mẹ không đáp ứng được điều kiện này, việc duy trì, ổn định cuộc sống cho bản thân đã là điều khó khăn. Do đó, việc đảm bảo tốt nhất các nhu cầu vật chất cho con sẽ không phải là dễ dàng.
Điều kiện về tinh thần
Bên cạnh đáp ứng về điều kiện vật chất, việc bồi dưỡng tinh thần, nuôi dưỡng con trong một môi trường lành mạnh là yếu tố rất cần thiết. Các yếu tố về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, giáo dục, dạy dỗ con,… Nếu cha hoặc mẹ dành nhiều thời gian bên cạnh, chú trọng đến những thay đổi trong tâm, sinh, lý của con, Tòa án sẽ căn cứ để trao quyền nuôi con cho họ.
Các điều kiện khác
Ngoài ra, Tòa án sẽ căn cứ và nguyện vọng của con, xem xét con muốn ở với ai, người đó có đủ điều kiện đáp ứng cho con theo cách tốt nhất hay không. Tuy nhiên, yếu tố này chỉ áp dụng với con từ đủ 7 tuổi trở lên.
Bên cạnh đó, nếu chứng minh được đối phương không đủ điều kiện để giành quyền nuôi con, thì cần dựa trên các tiêu chí sau:
- Đối phương không thật sự yêu thương con. Điều này thể hiện qua việc vợ (chồng) đã từng bạo hành, đánh đập con không.
- Đối phương đã từng ngoại tình và dẫn đến ly hôn. Việc ngoại tình, xâm phạm đến chế độ hôn nhân tiến bộ một vợ, một chồng, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của con trẻ. Ngoài ra, có thể bị bạo hành nếu cha (mẹ) với người tình sau đó sẽ trở thành vợ (chồng).
- Đối phương lợi dụng con cái để nhằm mục đích vụ lợi cho bản thân. Đây là trường hợp có xảy ra trong đời sống. Nhiều người chồng vì căm ghét vợ mình nên muốn nhận con và sau đó “hành hạ” cho thỏa mãn cơn thú tính. Cũng có những vụ việc, đối phương muốn giành quyền nuôi con để nhận được các khoản cấp dưỡng của con.
Như vậy, quyền nuôi con sẽ được dựa trên các tiêu chí về điều kiện vật chất, điều kiện tinh thần và một số điều kiện khác. Để đảm bảo việc nuôi con được theo ý chí, nguyện vọng của mình, các bên cần có các căn cứ chứng minh bản thân đáp ứng yêu cầu của pháp luật.