NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG CHO CON THUỘC VỀ AI?
Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ với con không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác. Vậy khi ly hôn, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con thuộc về ai?
Thủ tục ghi chú ly hôn là gì bạn đã biết chưa?
Xử phạt hành vi bạo lực gia đình như thế nào?
Thủ tục nhận con nuôi giữa Việt Nam và Hoa kỳ
Mục lục
Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con là gì?
Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn túng thiếu theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ với con là nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác. Theo Điều 82 Khoản 2 Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì cha, mẹ không trực tiếp nuôi con, có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con và phải tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi con. Sau khi ly hôn, bên cạnh việc trông nom và chăm sóc con cái, cha mẹ còn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con
Theo quy định tại Điều 50 Luật hôn nhân và gia đình thì: “Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này… Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng mà trốn tránh nghĩa vụ đó thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định tại Luật này”.
Như vậy, theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì nghĩa vụ cấp dưỡng cho con của cha, mẹ đối với con không chỉ thực hiện sau khi ly hôn mà phải thực hiện cả trong thời kỳ hôn nhân đang tồn tại. Nghĩa vụ cấp dưỡng đặt ra khi cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn hoặc trốn tránh không thực hiện trách nhiệm nuôi con trong thời kỳ hôn nhân. Do đó, khi cha hoặc mẹ không thực hiện nghĩa vụ nuôi con thì mẹ hoặc cha (người đang trực tiếp nuôi con) có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết buộc người đó phải cấp dưỡng nuôi con.
Mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên vợ chồng. Trường hợp không thỏa thuận được sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết. Tòa án căn cứ vào mức sống của con cũng như thu nhập của bên phải cấp dưỡng để quyết định mức phù hợp nhất.
Việc cấp dưỡng là nghĩa vụ cấp dưỡng cho con và cũng là trách nhiệm của cha mẹ đối với con. Trên thực tế, cấp dưỡng được đánh giá cao về mặt trách nhiệm. Bởi lẽ, có nhiều ông bố bà mẹ mâu thuẫn với nhau và nhất quyết không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có con, vì lo rằng người kia sẽ sử dụng tiền không đúng mục đích. Do đó thường không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng này và cũng chưa có biện pháp để khống chế việc chi trả tiền cấp dưỡng trên thực tế.