Nghiêm trị hành vi bạo hành trẻ em
Đi ngược lại sự phát triển của xã hội, hành vi bạo hành trẻ em lại diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Để bảo vệ quyền lợi của trẻ, pháp luật hiện hành đã quy định những điều khoản hết sức nghiêm khắc để trừng phạt hành vi này.
Bị vợ đòi ly hôn, đập vỡ hơn 330 bát hương trong đêm
Số phận long đong, cô gái trẻ chết dưới tay chồng hề
Quỵt hụi chiếm hơn 6 tỷ đồng, lãnh án 18 năm tù
Mục lục
Hành vi bạo hành trẻ em là như thế nào?
Thực tế, xã hội hiện nay đã và đang diễn ra rất nhiều trường hợp đánh đập, ép buộc lao động, chửi mắng, thậm chí là tước đi quyền sống, quyền được trưởng thành một cách lành mạnh và an toàn của trẻ. Việc này được gây ra bởi những người lớn, và đặc biệt là những người có trách nhiệm trong việc phát triển toàn diện của trẻ. Họ đem trẻ em trở thành công cụ phục vụ lợi ích, mục đích riêng của mình, khiến hành vi bạo hành trẻ em trở thành vấn nạn xã hội, gây ra biết bao nhức nhối và bức xúc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và hình thành nhân cách của trẻ.
Do đó, Pháp luật đã quy định hành vi bạo hành trẻ em là một trong những hành vi bị nghiêm cấm và xử lý nghiêm khắc theo khoản 6 Điều 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Những hành vi sau bị coi là ngược đãi, hành hạ trẻ em:
- Xâm phạm thân thể, đánh đập, đối xử tồi tệ đối với trẻ em; bắt trẻ em nhịn ăn uống, mặc rách, hạn chế vệ sinh cá nhân; giam hãm trẻ em; bắt trẻ em sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm;
- Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, xao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;
- Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em, làm trẻ em tổn thương, đau đớn để thể xác và tinh thần;
- Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương về tinh thần.
Xử phạt hành vi bạo hành trẻ em
Khi thực hiện các hành vi trên, tùy theo động cơ, mục đích và mức độ nghiêm trọng của vụ việc để lại, người thực hiện hành vi bạo hành trẻ em có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về xử phạt hành chính, theo quy định tại Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cá nhân, tổ chức có hành vi bạo hành trẻ em có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Về xử lý hình sự đối với các hành vi có dấu hiệu phạm tội, cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi bạo hành trẻ em nêu trên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự bởi một trong các tội danh
- Tội cố cao nhất là 3 năm (điểm d khoản 1 Điều 104 BLHD 1999);
- Tội vô ý làm chết người với mức phạt tù cao nhất là 5 năm (khoản 1 Điều 98 BLHS 1999)
- Tội giết trẻ em với mức phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình (điểm c khoản 1 Điều 93 BLHS quy định 1999).
Ngoài ra, người thực hiện hành vi hành hạ, ngược đãi đối với trẻ em còn phải bồi thường cho cha mẹ hoặc người giám hộ của các bé số tiền để bù đắp những tổn thất vật chất thực tế và tổn thất tinh thần cho trẻ.
Vì thế, mọi hành vi bạo hành trẻ em cần phải được xử lý nghiêm minh. Trẻ em hôm nay là chủ nhân tương lai của đất nước, trách nhiệm bảo vệ trẻ em là hết sức quan trọng và thuộc về mỗi gia đình. Gia đình là tổ ấm, nơi nuôi dưỡng, hình thành nhân cách con trẻ; là nơi bảo vệ an toàn, phòng chống và phòng tránh các tệ nạn xã hội gây những ảnh hưởng.