Ngoại tình sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào?
Có phải bất kỳ hành vi ngoại tình nào cũng vi phạm pháp luật hay không? Làm thế nào để yêu cầu cơ quan nhà nước xử phạt hành vi ngoại tình? Những câu hỏi này sẽ được đội ngũ luật sư ly hôn Phan Law giải thích tường tận và đầy đủ.
Làm thế nào để giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn?
Hành vi cưỡng ép và cản trở kết hôn sẽ bị xử lý như thế nào?
Làm thế nào để thực hiện ly hôn nhanh hơn?
Mục lục
Ngoại tình có vi phạm pháp luật không?
Ngoại tình là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ly hôn trong quan hệ hôn nhân gia đình hiện nay tại Việt Nam. Theo thống kê chính thức của Trung tâm Tư vấn vì Sức khỏe Cộng đồng, khoảng 1/3 trường hợp ly hôn đều bắt nguồn từ nguyên nhân vợ hoặc chồng có quan hệ lén lút, “ngoài luồng” với một người thứ ba. Trên các diễn đàn và mạng xã hội, hàng ngàn chủ đề lập ra chỉ về bàn luận về vấn đề ngoại tình mặc cho vấn nạn này chỉ dẫn đến những kết thúc đau buồn và để lại vết thương khó lành cũng như bi thương của người bị phản bội.
Trên phương diện pháp luật, theo quy định tại Điều 5 Luật Hôn nhân gia đình 2014, hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng là người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chồng nhưng lại kết hôn hoặc chung sống với người mình đã biết rõ là có chồng hoặc vợ.
Như vậy, không phải tất cả hành vi ngoại tình đều bị xử lý vì sai phạm trong hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, mà phải đáp ứng điều kiện sau: chung sống như vợ chồng với người đã kết hôn và biết rõ họ đã có kết hôn nhưng vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ này.
Làm thế nào để chứng minh hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng?
Một bên vợ hoặc chồng nếu muốn tố cáo người còn lại về hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng thì có thể chứng minh được việc chung sống như vợ chồng với người khác thông qua các biểu hiện sau:
- Chồng hoặc vợ chung sống và có con chung với người kia.
- Được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng.
- Chồng hoặc vợ có tài sản chung với người kia.
- Đã được cơ quan, đoàn thể giáo dục nhưng vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ này.
Tuy nhiên, trên thực tế để chứng minh việc chung sống như vợ chồng là chuyện không hề dễ dàng. Bên cạnh đó, người vi phạm có thể cố tình lảng tránh hoặc tìm cách che dấu hành vi của mình nên việc tìm kiếm và đưa ra bằng chứng tốn khá nhiều thời gian và công sức của người thực hiện.
Xử phạt hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng như thế nào?
Mọi hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân gia đình đều được xử lý nghiêm minh, đúng quy định pháp luật.
Khoản 1 Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng sẽ bị xử lý hành chính theo hình thức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Trong trường hợp vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn hoặc đã xử lý nhưng vẫn tiếp tục vi phạm thì phải được xử lý theo Điều 147 Bộ luật Hình sự. Cụ thể:
- Phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm nếu:
+ Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
- Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu:
+ Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
+ Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Như vậy, việc ngoại tình luôn bị đánh giá là hành vi sai trái trên nhiều phương diện và hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng bị cấm theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình. Về cơ bản, hôn nhân phải được xây dựng trên cơ sở tự nguyện tiến bộ. Khi cuộc sống hôn nhân không còn hạnh phúc và không thể hòa giải được thì ly hôn là phương pháp tối ưu để giải thoát cho hai bên.