Những điều cần biết về luật ly hôn gia đình mới nhất
Ly hôn là thực trạng thường thấy của xã hội ngày nay, khi mà mối quan hệ giữa những thành viên trong gia đình đang dần trở nên “lỏng lẻo”. Do đó, để phục vụ cho mục đích của việc tìm hiểu những vấn đề về quyền lợi cũng như nghĩa vụ giữa các bên, nhiều người đã tìm hiểu đến luật ly hôn gia đình mới nhất. Vậy luật này có trên thực tế không và nếu không thì cách giải quyết sẽ được thực hiện dựa trên văn bản pháp lý nào?
Mục lục
1. Cách giải quyết ly hôn đúng luật ly hôn gia đình mới nhất
Trước khi đến với cách giải quyết ly hôn đúng luật thì chúng ta cần phải biết những quy định cơ bản của luật ly hôn gia đình mới nhất. Cụ thể như sau:
1.1. Nguyên tắc cơ bản của việc ly hôn được pháp luật quy định như thế nào?
Trong hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành, không có một văn bản nào có tiêu đề là luật ly hôn gia đình. Điều này cũng dễ hiểu bởi ly hôn là một vấn đề có thể xảy ra trong hôn nhân chứ không phải bao gồm tất cả những khía cạnh khác của cuộc sống vợ chồng. Vì vậy, pháp luật đã không để ly hôn trở thành một văn bản pháp luật trọn vẹn.
Tuy nhiên, ly hôn trong xã hội hiện đại ngày càng xảy ra phổ biến, số lượng cặp đôi ly hôn chiếm hơn 1 nửa tổng số các cặp đăng ký kết hôn. Do đó, pháp luật sẽ có những quy định để giải quyết các vấn đề phát sinh và được quy định trong luật Hôn nhân và Gia đình. Hiện nay, luật Hôn nhân và Gia đình 2014 vẫn có hiệu lực. Cho nên, mọi cá nhân cũng như cơ quan có thẩm quyền đều dựa trên văn bản này để giải quyết khi phát sinh tranh chấp hoặc những hành vi vi phạm pháp luật.
Trong luật Hôn nhân và Gia đình 2014 bao gồm nhiều chương khác nhau như quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, kết hôn, quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ, con cái,… Và trong đó không thể thiếu đó là phần ly hôn với những quy định cụ thể về điều kiện, cách thức phân chia tài sản, quyền nuôi con,…
1.2. Cách giải quyết tình trạng ly hôn theo pháp luật hiện hành
Như đã giới thiệu, không có một văn bản pháp luật nào có tên là luật ly hôn. Thay vào đó chính là luật Hôn nhân và Gia đình. Hiện nay, tất cả các cá nhân cũng như Cơ quan có thẩm quyền đều được điều chỉnh cũng như thực hiện việc giải quyết dựa trên luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Đối với ly hôn, một số vấn đề đã được pháp luật quy định rất chi tiết, cụ thể như sau:
- Về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn: Vợ hoặc chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
- Về ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương: Đối với hai khái niệm này đã được định nghĩa tại các Điều 55 và 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
- Về nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn: Việc chia tài sản do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được Tòa sẽ giải quyết theo cách thức chia đôi, tuy nhiên sẽ dựa trên một số yếu tố khác như công sức đóng góp, hoàn cảnh của vợ, chồng,…
- Về quyền nuôi con khi ly hôn: Quyền nuôi con sẽ do các bên tự thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được Tòa án sẽ tiến hành giải quyết. Đối với con dưới 36 tháng tuổi, người mẹ trực tiếp nuôi trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện. Khi con đủ 7 tuổi sẽ xem xét đến nguyện vọng của con. Việc phân chia quyền nuôi con Tòa án sẽ dựa trên những điều kiện có lợi nhất cho con.
2. Tra cứu luật Hôn nhân và Gia đình 2014 ở đâu?
Ở phần trên, chúng tôi chỉ giới thiệu những quy định mang tính sơ bộ về vấn đề ly hôn. Để việc ly hôn được thuận lợi, các cá nhân cần phải thực hiện thêm nhiều công đoạn khác, trong đó có bước tra cứu văn bản pháp luật hiện hành.
Đối với những quy định về hôn nhân và gia đình, các cá nhân muốn tra cứu, tìm hiểu có thể lên Thư viện pháp luật, Luật Việt Nam, Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật. Đây đều là những trang thông tin uy tín, cung cấp rất nhiều các văn bản từ luật, nghị định, thông tư,… được rất nhiều người sử dụng. Trong đó có những doanh nghiệp lớn và cả những người nghiên cứu chuyên ngành về luật pháp.
Cách thức tra cứu cũng tương đối đơn giản. Về cơ bản, các bước tra cứu các website này gần giống nhau, cụ thể như sau:
- Bước 1: Các cá nhân tìm kiếm trang web mình muốn vào trên Google.
- Bước 2: Nhấp vào trang chủ của trang web đó.
- Bước 3: Tại ô tìm kiếm nhấn vào tên văn bản hoặc lọc theo thời điểm, từ khóa. Ví dụ, đối với trang web thư viện pháp luật, khi tra cứu văn bản có 02 cách thức. Thứ nhất, tìm kiếm theo loại văn bản. Theo đó, người dùng sẽ lựa chọn vào ô tìm kiếm “văn bản pháp luật”, “Công văn”, “Tiêu chuẩn”. Sau khi chọn xong thì nhập từ khóa muốn tra cứu vào nhấn Enter. Thứ hai, tìm kiếm văn bản nhanh theo cách thức thời điểm áp dụng, tình trạng hiệu lực,…