Ông bà giành quyền nuôi cháu
Khi ly hôn, việc giành quyền chăm sóc con không chỉ đơn giản là việc của các bậc phụ huynh, mà trên thực tế vẫn còn rất nhiều trường hợp ông bà giành quyền nuôi cháu.
Điều kiện kết hôn với cán bộ công an
Chồng yêu cầu ly hôn khi vợ mang thai với người khác được không?
Kết hôn trái pháp luật sẽ được giải quyết như thế nào?
Theo quy định của Pháp luật Việt Nam, cụ thể là Điều 71 Luật Hôn nhân gia đình, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái chưa thành niên. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân nội tại dẫn đến vấn đề cha mẹ không thể hoàn thành trách nhiệm của mình đối với con công bà giành quyền nuôi cháuái, không thể trực tiếp chăm sóc con, dẫn đến việc ông bà thay cha mẹ chăm sóc cháu.
Vậy khi cha mẹ ly hôn và cháu sống với ông bà trong thời gian dài, vậy ông bà có quyền chăm cháu trong tình huống này?
Mục lục
Trường hợp nào ông bà giành quyền nuôi cháu?
Khi cuộc sống vợ chồng gặp trục trặc, mâu thuẫn và dẫn đến tình huống xấu nhất là ly hôn, theo Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình quy định: “Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”
Như vậy, cha mẹ là người được quyền ưu tiên lớn nhất trong việc chăm sóc con cái, tuy nhiên, trong khá nhiều trường hợp, vì cha mẹ không chăm sóc con cái trong thờ gian dài, dẫn đến tình trạng việc tranh giành quyền nuôi con không chỉ đến từ phía cha mẹ, mà còn ông bà giành quyền nuôi cháu vì đã thay cha mẹ chăm sóc cháu trước đó. Như vậy, trong tình huống nêu trên, chúng ta phải giải quyết như thế nào?
Tòa chấp nhận ông bà nuôi cháu khi nào?
Theo quy định của Pháp luật, người có quyền nuôi trẻ còn phụ thuộc vào điều kiện chăm nom, nuôi dưỡng và giáo dục con cái. Tòa án sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau để giúp trẻ tìm được người chăm sóc và tạo môi trường phát triển tốt nhất cho trẻ. Các yếu tố ấy bao gồm:
- Điều kiện vật chất: ăn ở, sinh hoạt, điều kiện học tập, vui chơi… phụ thuộc vào thu nhập, tài sản, chỗ ở của người muốn nuôi dưỡng trẻ.
- Điều kiện tinh thần: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục trẻ, tình cảm dành cho trẻ từ trước đến nay,…
- Tư cách đạo đức, trình độ học vấn của người muốn nuôi dưỡng trẻ
Vì thế, để cho trẻ điều kiện sống và phát triển tốt nhất, người nuôi trẻ phải thỏa những điều kiện trên. Do đó, nếu cha mẹ không đáp ứng đủ các yêu cầu xây dựng một môi trường sống tốt nhất cho trẻ thì ông bà giành quyền nuôi cháu, bởi vì, ông bà là người thân thích, có thể yêu cầu hạn chế quyền cha mẹ đối với con chưa thành niên theo Luật Hôn nhân gia đình.
Nói cách khác, nếu ông bà chứng minh được cha mẹ của cháu không đủ điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng trẻ thì có thể giao cho ông bà nuôi dưỡng. Cụ thể là khoản 2 Điều 85 Luật Hôn nhân gia đình quy định trường hợp cụ thể hạn chế quyền làm cha, mẹ đối với con chưa thành niên:
- Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
- Phá tán tài sản của con.
- Có lối sống đồi trụy.
- Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Như vậy, việc ông bà giành quyền nuôi cháu là hoàn toàn có thể nếu Tòa án tuyên bố không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con theo quy định của Pháp luật, thì quyền này được chuyển cho người thân thích.