Phải làm gì khi phát hiện vợ, chồng lừa dối kết hôn
Sau khi kết hôn, không ít trường hợp nam, nữ thất vọng, chán nản thậm chí bàng hoàng khi phát hiện bị người bạn đời của mình lừa dối chỉ để mình đồng ý kết hôn. Phải làm gì khi phát hiện vợ, chồng lừa dối kết hôn? Là câu hỏi chung của nam, nữ khi rơi vào tình cảnh éo le này.
Kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn cần thiết
Thăm nuôi con sau ly hôn
Điều kiện để vợ chồng nhờ người khác mang thai hộ
Phải làm gì khi phát hiện vợ, chồng lừa dối kết hôn?
Lừa dối kết hôn là một trong những trường hợp cấm kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Tuy nhiên, luật này không giải thích rõ thế nào là lừa dối kết hôn. Thuật ngữ này chỉ được hiểu dựa trên các hành vi được mô tả theo quy định của Nghị quyết số 02/2000 NQ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000. Theo đó, lừa dối kết hôn được mô tả như sau:
“Một bên lừa dối, (ví dụ: lừa dối là nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp hoặc nếu kết hôn sẽ bảo lãnh ra nước ngoài; không có khả năng sinh lý nhưng cố tình giấu; biết mình bị nhiễm HIV nhưng cố tình giấu…) nên bên bị lừa dối đã đồng ý kết hôn”.
Theo đó, hành vi lừa dối bao gồm hai dạng hành động và không hành động. Hành vi hành động là viêc bên lừa dối đưa ra hứa hẹn mang lại cho bên kia một lợi ích đủ để bên bị lừa dối đồng ý kết hôn như nếu kết hôn sẽ xin việc lảm phù hợp, hay sẽ bảo lãnh ra nước ngoài,…Hành vi không hành động là hành vi che giấu những khiếm khuyết liên quan đến lợi ích của người còn lại khi đồng ý kết hôn với mình như không có khả năng sinh lý nhưng cố tình giấu, biết mình bị nhiễm HIV nhưng cố tình giấu…
Dù mục đích chính của bên lừa dối trong cuộc hôn nhân này là để bên bị lừa dối đồng ý kết hôn. Thế nhưng, hành vi này đã vi phạm điều kiện kết hôn cũng như nguyên tắc cơ bản về chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Trong trường hợp này, nếu cảm thấy không hạnh phúc và muốn chấm dứt tình trạng hôn nhân thì nam, nữ có hai lựa chọn:
Thứ nhất, nộp đơn ly hôn đơn phương. Tuy vậy, để Tòa án chấp nhận ly hôn không hề dễ và thủ tục ly hôn đơn phương cũng khá phức tạp, mất khá nhiều thời gian. Đơn cử như việc sau khi thụ lý và tiến hành thủ tục hòa giải không thành, Tòa án chỉ giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Thứ hai, yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật. Với lựa chọn này thủ tục đơn giản và ít tốn kém thời gian hơn vì không phải trải qua thủ tục hòa giải. Trong trường hợp này nam, nữ phải chứng minh có hành vi lừa dối kết hôn theo quy định của pháp luật.