Phân biệt đối xử người khác là vi phạm pháp luật
Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2012, người lao động có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử.
Luật sư bàn luận về tài sản thuộc sở hữu riêng của vợ chồng
Ngoại tình sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào?
Làm thế nào để giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn?
Một trong số các hành vi bị luật nghiêm cấm là phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật, hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn; người sử dụng lao động không được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình; nghiêm cấm phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc và các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động nhằm cản trở việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động…
Không chỉ trong pháp luật lao động, đối với một số trường hợp đặc thù, pháp luật còn có quy định góp phần thực hiện cấm phân biệt đối xử tại nơi làm việc như quy định tại Luật Bình đẳng giới, Luật Công đoàn, Luật Phòng chống nhiễm HIV/AIDS… Đối với các hành vi vi phạm, pháp luật cũng đã quy định hình thức xử lý.
Cụ thể, Nghị định 95/2013 quy định:
Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với hành vi phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với bên thuê lại lao động có hành vi phân biệt đối xử về điều kiện làm việc đối với người lao động thuê lại so với người lao động của doanh nghiệp.
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc và các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động nhằm cản trở việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.