Quy trình các bước của thủ tục ly hôn mới nhất năm 2021
Thủ tục ly hôn là trình tự, thủ tục, hồ sơ giấy tờ cần thiết để giải quyết ly hôn, chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Các vấn đề quan trọng trong ly hôn bao gồm: Phân chia tài sản; Quyền nuôi con; Nghĩa vụ cấp dưỡng; Chứng minh tài sản riêng,…
Mục lục
Thủ tục ly hôn là gì?
Thủ tục ly hôn là trình tự, thủ tục, hồ sơ giấy tờ cần thiết để giải quyết ly hôn theo quy định pháp luật. Đây là thủ tục nhằm chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án quyết định hoặc công nhận theo yêu cầu của vợ, chồng.
Thủ tục ly hôn là gì?
Trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn, bạn nên tìm hiểu kỹ thủ tục và các quy định có liên quan để có quyết định đúng đắn, tiết kiệm thời gian và bảo vệ quyền lợi của mình.
Việc tìm hiểu về thủ tục ly hôn và các vấn đề liên quan như: Quy định về quyền nuôi con, phân chia tài sản, nghĩa vụ cấp dưỡng, giấy tờ chứng minh tài sản, … sẽ giúp bạn chủ động trong quá trình ly hôn, bảo vệ quyền lợi của mình.
Ai có quyền yêu cầu ly hôn?
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Do đó, để được ly hôn, các cặp vợ, chồng phải xác định được ai là người có quyền yêu cầu ly hôn.
Theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn gồm:
i) Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
ii) Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Cần lưu ý, chồng không được ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Nhưng nếu vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người vợ có quyền được yêu cầu Tòa án cho ly hôn.
Như vậy, người có quyền yêu cầu ly hôn có thể là chồng, là vợ hoặc người thứ ba như quy định nêu trên.
Quy trình các bước của thủ tục ly hôn theo quy định
Thủ tục ly hôn được thực hiện theo trình tự gồm 4 bước sau đây:
✔ Bước 1: Nộp hồ sơ giải quyết ly hôn
Đương sự nộp hồ sơ ly hôn tại Tòa án nhân dân quận/huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng nơi hoặc nơi cư trú của bị đơn (chồng hoặc vợ) đang cư trú, làm việc trong trường hợp đơn phương ly hôn;
Hồ sơ ly hôn có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường Bưu điện.
✔ Bước 2: Nhận thông báo tiếp nhận đơn, thông báo về án phí
Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo tiếp nhận đơn và thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí tòa án
✔ Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí
Đương sự nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
Mức án phí áp dụng khi giải quyết thủ tục ly hôn quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 về về mức thu án phí, lệ phí Tòa án, tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án; nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án … quy định như sau:
✔ Bước 4: Thụ lý giải quyết ly hôn
Trường hợp Thuận tình ly hôn
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc Tòa án tiến hành mở phiên hòa giải.
– Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành (không thay đổi quyết định về việc ly hôn) nếu các bên không thay đổi ý kiến Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Trường hợp đơn phương ly hôn
Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án cụ thể:
– Nguyên đơn gửi hồ sơ khởi kiện ly hôn tới Tòa án có thẩm quyền;
– Toà án nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp ghi vào sổ nhận đơn. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét có đủ điều kiện thụ lý vụ án hay không. Nếu có:
– Nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
– Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án
Thời hạn xét xử, giải quyết ly hôn là khoảng từ 2 đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.