Quyền chuyển giới theo quy định của pháp luật
Cộng đồng LGBT là một trong những cộng đồng được quan tâm tại Việt Nam bởi quyền lợi chính đáng của họ vẫn chưa được Nhà nước và xã hội quan tâm một cách đúng mực, dẫn đến việc nhiều người phải sống tủi nhục trong sự kỳ thị của xã hội và chính gia đình họ. Tuy nhiên, Bộ Luật Dân sự 2015 đã mở ra một hi vọng mới khi cho phép họ có quyền chuyển giới.
Tầm quan trọng của việc đăng ký mã vạch
Những điều cần biết về mã vạch
Dịch vụ tư vấn pháp lý giúp start-up khởi nghiệp
Điều 37 Bộ Luật Dân sư quy định: “Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.”
Lần đầu tiên, pháp luật nước ta công nhận về quyền chuyển giới, một quy định mang tính nhân văn, phù hợp với chế định quyền con người, quyền công dân được quy định trong Hiến pháp 2013. Với quy định này, người chuyển giới đã có thể phẫu thuật chuyển giới ở Việt Nam mà không cần phải đi nước ngoài để thực hiện.
Điều này không chỉ giúp giảm thiếu sự rủi ro về cả sức khỏe, tâm lý mà người chuyển giới phải đương đầu khi tiến hành phẫu thuật chuyển giới – ca phẫu thuật thay đổi cuộc đời ở xứ người mà còn hạn chế việc chảy máu “tiền bạc” cho các bệnh việc nước ngoài.
Thêm nữa, với cơ thể và giới tính mới, người có quyền chuyển giới sẽ chính thức được pháp luật công nhận và bảo vệ các quyền nhân thân, bao gồm quyền khai báo, đăng ký hộ tịch, quyền được kết hôn, nhận con nuôi, quyền bất khả xâm phạm về nơi ở, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,…
Tuy nhiên, để Điều 37 Bộ Luật Dân sự có thể áp dụng trên thực tế thì đòi hỏi cộng đồng LGBT và các nhà làm luật của nước ta phải một quá trình đấu tranh và xây dựng lâu dài và khắc phục những hạn chế sau:
– Thứ nhất, Điều 37 chỉ mới dừng lại ở việc mở ra hành lang pháp lý mà chưa giải quyết những vấn đề cụ thể như điều kiện, cách thức chuyển giới, ai có quyền chuyển giới, kĩ thuật chuyển giới, chăm sóc sức khỏe người chuyển giới như thế nào,.v.v.
– Thứ hai, nội dung của điều luật trên cho thấy quyền lợi chỉ thuộc về những người đã phẫu thuật chuyển giới. Trong khi đó, trong cộng đồng người chuyển giới có rất nhiều người không có mong muốn hoặc không đủ điều kiện để phẫu thuật chuyển giới, nhưng họ vẫn muốn được sống với giới tính thực sự của mình và được khai họ tên, hưởng các quyền nhân thân theo đúng giới tính đó. Việc hạn chế như vậy của Bộ Luật Dân sự có cần thiết và công bằng không?
Quy định về quyền chuyển giới trong Bộ Luật Dân sự được xem là một bước tiến rất lớn trong việc công nhận, bảo vệ quyền lợi cho những người trong cộng đồng người đồng tính, song tính, chuyển giới. Thiết nghĩ, để người chuyển giới có thể thực hiện các quyền lợi chính đáng của mình, các nhà làm luật cần phải nhanh chóng xây dựng và ban hành các quy định cụ thể để tinh thần tốt đẹp của Bộ Luật Dân sự được nhanh chóng đi vào cuộc sống.