Tần suất thăm nuôi con sau khi ly hôn
Rất nhiều nam nữ sau khi ly hôn không được quyền trực tiếp nuôi con thắc mắc về vấn đề thăm nom trẻ. Vậy quy định của pháp luật thế nào về tần suất thăm nuôi con sau khi ly hôn?
Phải làm gì khi bị mất giấy đăng ký kết hôn?
Ngoại tình sẽ bị xử phạt ra sao
Những điều cần biết khi ly hôn
Mục lục
Quyền thăm nuôi con theo luật định
Tranh chấp quyền trực tiếp nuôi con là vấn đề thường gặp trong vụ án ly hôn. Khi ly hôn, dựa trên quyền lợi trực tiếp của con, Tòa án sẽ phân xét ai là người trực tiếp nuôi con. Nếu con trên 07 tuổi, Tòa án còn xem xét nguyện vọng của trẻ được ở với ai. Người còn lại – người không trực tiếp nuôi con sẽ trợ cấp cho con và hưởng quyền thăm nom con.
Cụ thể là tại Khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình 2014, sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom và không ai được phép cản trở người đó thực hiện quyền này. Quyền lợi này ra đời để đảm bảo trách nhiệm và nghĩa vụ của cha mẹ dù là người không được Tòa án giao quyền nuôi con.
Tần suất thăm nom con được quy định thế nào?
Theo luật định, cha hoặc mẹ – người không trực tiếp nuôi con nhưng lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng trẻ thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nuôi con của người đó.
Hiện nay, vẫn chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào quy định chi tiết và cụ thể về việc thăm nom con như thế nào, cũng như hạn mức và tần suất thăm nuôi con. Tuy nhiên, việc này có thể giải quyết bằng cách là vợ chồng thỏa thuận với nhau và yêu cầu Tòa án ghi nhận thỏa thuận đó trong bản án để có căn cứ yêu cầu người kia thực hiện.
Ngăn cản thăm nuôi con sẽ bị xử lý như thế nào?
Hiện tại, do không quy định về tần suất thăm nom con, nên khá nhiều người gặp tình trạng bị cản trở quyền lợi này. Nếu điều này xảy ra có thể bị xử lý quy định theo Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, cụ thể:
“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu, giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau”.
Như vậy, quyền thăm nuôi con sau khi ly hôn là quyền lợi của của người không trực tiếp nuôi con, được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Đặc biệt, không ai được quyền ngăn cản hoặc gây khó dễ. Hiện tại pháp luật chưa có quy định cụ thể về tần suất gặp con theo tuần hoặc theo tháng. Do đó, vợ chồng hãy tự thỏa thuận với nhau về việc này ở mức độ hợp lý, không gây ảnh hưởng đến việc học tập của con.