Những điều cần biết khi ly hôn
Vợ và chồng đều có quyền đưa đơn yêu cầu ly hôn khi không thể chung sống với nhau được nữa. Trường hợp người vợ hoặc người chồng bị bệnh không thể nhận thức rõ ràng về hành vi của mình hoặc bị bạo lực gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe thì cha mẹ người thân có thể yêu cầu ly hôn tại Tòa.
Ly hôn khi người vợ đang mang thai
Ly hôn có được ủy quyền cho người khác không
Ly hôn thẩm quyền tòa án theo lãnh thổ
Các trường hợp không được đưa đơn ly hôn: Vợ đang mang thai, vợ vừa sinh con và nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không có quyền đưa đơn yêu cầu Tòa giải quyết ly hôn.
Mục lục
Thuận tình ly hôn
- Là hai vợ chồng cùng đồng ý ký vào đơn yêu cầu Tòa án cho ly hôn thuận tình và không có sự tranh chấp về dân sự. Các lần hòa giải có sự có mặt của Viện Kiểm Soát và nếu như vắng mặt của Viện thì Tòa sẽ hoãn lại phiên Tòa xét xữ.
- Cả hai vợ chồng đều phải tham gia các phiên Tòa hòa giải không thể ủy quyền cho người khác.
Đơn phương ly hôn
- Là một trong vợ/chồng làm đơn yêu cầu ly hôn và có chữ ký của một mình người này. Là phiên tòa tranh chấp dân sự.
- Các lần hòa giải không cần VKS có mặt. Nếu trong lần hòa giải vợ hoặc chồng đều quyết định ly hôn thì Tòa sẽ lập một biên bản hòa giải thành và công nhận thỏa thuận ly hôn của vợ chồng
- Thời gian tố tụng ngắn.
- Vợ chồng đều phải có mặt những phiên hòa giải.
Những nội dung khởi kiện việc ly hôn
- CMND, hộ khẩu người khởi kiện, địa chỉ người bị kiện
- Kết hôn từ năm nào, giấy đăng ký kết hôn.
- Giấy khai sinh của các con
- Có những tài sản chung nào( giấy tờ nhà đất xe cộ)
- Nợ chung, những giấy vay nợ.
Người khởi kiện có mong muốn Tòa sẽ xữ như thế nào về con cái, tài sản và trợ cấp.