CÁC TẬP QUÁN LẠC HẬU VỀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH CẤM ÁP DỤNG
Hiện nay, nước ta vẫn còn tồn tại nhiều tập quán được lưu truyền trong đời sống xã hội và trở thành thói quen lâu đời trong nhiều cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, vẫn còn đó những tập quán lạc hậu về hôn nhân gia đình bị Pháp luật nghiêm cấm.
Lễ kết hôn đúng luật là phải như thế nào?
Quyền thăm nom con sau khi ly hôn được quy định như thế nào?
Chồng yêu cầu ly hôn khi vợ mang thai với người khác được không?
Mục lục
Quy định về áp dụng tập quán về hôn nhân gia đình
Hiện nay, việc xây dựng mối quan hệ hôn nhân lành mạnh vì mục tiêu xây dựng hạnh phúc gia đình là điều mà toàn Đảng toàn dân hướng tới. Tuy nhiên, với đặc thù 54 dân tộc sinh sống cùng nhau trên lãnh thổ Việt Nam với những nét phong tục tập quán khác nhau, pháp luật hôn nhân gia đình được xây dựng nhằm điều chỉnh và phù hợp với phong tục tập quán của từng dân tộc.
Luật Hôn nhân gia đình luôn vận động người nhân xóa bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân đồng thời phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc. Pháp luật nghiêm cấm những phong tục tập quán lạc hậu về hôn nhân gia đình ảnh hưởng tới chế độ hôn nhân và gia đình.
Theo Điều 7 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, không trái với nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình và không vi phạm điều cấm của Luật hôn nhân và gia đình.
Trong đó, ta có thể hiểu tập quán về hôn nhân và gia đình là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình, lặp lại trong một thời gian dài và được thừa nhận rộng rãi trong một vùng, miền hoặc cộng đồng. Pháp luật luôn khuyến khích những tập quán tốt đẹp được duy trì và áp dụng. Tuy nhiên, những tập quán lạc hậu về hôn nhân gia đình cần phải được loại bỏ để phù hợp với văn hóa và quy định pháp luật Việt Nam.
Các tập quán lạc hậu về hôn nhân gia đình cấm áp dụng
Hiện nay, phụ lục của Nghị định số 126/2014/NĐ-CP đã có những quy định về những tập quán lạc hậu về hôn nhân gia đình cấm áp dụng như sau:
- Chế độ hôn nhân đa thê
Hôn nhân đa thê là tập quán lạc hậu về hôn nhân gia đình, được hiểu là một người có thể lấy nhiều chồng (hoặc nhiều vợ), quan hệ hôn nhân tồn tại cùng lúc. Theo quy định pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận quan hệ hôn nhân một vợ một chồng, có đăng ký kết hôn và bình đẳng về quyền mà nghĩa vụ. Những hành vi như chung sống như vợ chồng với người khác cũng bị nghiêm cấm và có thể bị xử lý hình sự.
- Kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người khác có họ trong phạm vi ba đời.
Theo quy định tại Khoản 17, 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
- Tục cướp vợ để cưỡng ép người phụ nữ làm vợ.
Đây là tập quán lạc hậu về hôn nhân gia đình vẫn còn tồn tại ở đồng bào các dân tộc thiểu số, đến tuổi dựng vợ gả chồng thì người con trai thấy muốn lấy người con gái làm vợ thì sẽ cùng trai bản tới nhà hoặc ở bất kì đâu “cướp” cô gái về làm vợ. Hôn nhân dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tục cướp vợ là hành vi cưỡng ép kết hôn do đó cần phải nghiêm cấm.
- Thách cưới cao mang tính chất gả bán (như đòi bạc trắng, tiền mặt, của hồi môn, trâu, bò, chiêng ché… để dẫn cưới).
- Phong tục “nối dây”
Đây là phong tục khi người chồng chết, người vợ góa bị ép buộc kết hôn với anh trai hoặc em trai của người chồng quá cố; khi người vợ chết, người chồng góa bị ép buộc kết hôn với chị gái hoặc em gái của người vợ quá cố.
- Bắt buộc người phụ nữ góa chồng hoặc người đàn ông góa vợ, nếu kết hôn với người khác thì phải trả lại tiền cưới cho nhà chồng cũ hoặc nhà vợ cũ.
- Đòi lại của cải, phạt vạ khi vợ, chồng ly hôn
Khi cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, đời sống chúng không thể kéo dài vợ chồng có quyền ly ly hôn mà không bị ai ngăn cả hoặc cưỡng ép. Do đó hành vi đòi của cải, phạt vạ khi vợ, chồng ly hôn là hành vi bị nghiêm cấm vì đây là tập quán lạc hậu về hôn nhân gia đình.
Như vậy, hôn nhân phải được xây dựng trên nền tảng tự nguyện và bình đẳng. Những phong tục tập quán tốt đẹp cần được duy trì và những phong tục lạc hậu cần phải được nghiêm cấm. Vì thế, những tập quán lạc hậu về hôn nhân gia đình cần phải gấp rút loại bỏ để tránh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của từng cá nhân