Thế nào bị coi là phạm tội hiếp dâm?
Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ cao về số lượng tội phạm trong đó tội hiếp dâm chiếm tỉ lệ khá lớn. Để hạn chế tình trạng này, mọi người cần phải hiểu thế nào là phạm tội hiếp dâm để có thể tự bảo vệ chính mình cũng như tố giác tội phạm góp phần đẩy lùi những hành vi gây nguy hiểm đối với xã hội.
Luật sư và việc tham gia phiên hòa giải trong vụ án dân sự
Hành vi quấy rối tình dục trong pháp luật Việt Nam
Thực trạng nạn ấu dâm ở nước ta hiện nay
Mục lục
Khái niệm tội hiếp dâm
Tại Điều 141 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội hiếp dâm như sau: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân.
Cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm
Về mặt chủ thể: Chủ thể của tội hiếp dâm là bất cứ người nào đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Về mặt khách quan: Người phạm tội sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể chống cự của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện quan hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân
Sử dụng vũ lực ở đây được hiểu là người phạm tội sẽ dùng sức mạnh của mình tác động vào người bị hại như đè ngã, trói tay, bóp cổ…để người bị hại không thể kháng cự lại được nhằm thực hiện hành vi giao cấu hay quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của họ.
Đe dọa sử dụng vũ lực là người phạm tội sử dụng lời nói để đe dọa người bị hại nếu không thực hiện theo ý muốn của họ thì sẽ sử dụng vũ lục ngay, lời đe dọa này làm cho người bị hại lo sợ, không dám kháng cự lại để người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội.
Các thủ đoạn khác ở đây là những thủ đoạn nằm ngoài các hành vi ở trên, người phạm tội làm cho người bị hại không biết hoặc rơi vào tình trạng biết nhưng không có khả năng nhận thức tạm thời như cho người bị hại uống thuốc ngủ, các loại thuốc gây mê, uống rượu say…
Về mặt khách thể: Hành vi phạm tội xâm phạm đến quyền được tự do trong quan hệ tình dục, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của con người được pháp luật bảo vệ.
Về mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý, nhận thức được hành vi của họ là trái pháp luật, xâm hại đến người khác nhưng họ vẫn thực hiện.