Thủ tục đơn phương ly hôn và thuận tình ly hôn
Theo quy định của pháp luật, hai vợ chồng có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn hoặc trong trường hợp vợ hoặc chồng không đồng ý ly hôn thì người còn lại vẫn có quyền đơn phương ly hôn. Vậy những thủ tục nào trong việc đơn phương ly hôn và thuận tình ly hôn?
Quy định pháp luật về việc nhận con nuôi
Ở giai đoạn nào hôn nhân đổ vỡ dễ dàng nhất?
Thuê luật sư nhanh chóng, kịp thời
Hiện nay, có hai dạng ly hôn thường gặp là thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn. Vậy thủ tục đơn phương ly hôn và thuận tình ly hôn cụ thể như nào và có sự khác nhau giữa hai thủ tục này hay không.
Thứ nhất: Hồ sơ ly hôn
Đối với ly hôn đơn phương và thuận tình ly hôn thì hồ sơ ly hôn đều gồm các loại giấy tờ sau:
- Đơn xin ly hôn ( nếu thuận tình ly hôn thì sẽ là đơn công nhận thuận tình ly hôn);
- Bản chính hoặc bản trích lục Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
- Bản sao có chứng thực CMND, hộ khẩu của hai vợ chồng (hoặc giấy xác nhận tạm trú);
- Bản sao giấy khai sinh của con;
- Các giấy tờ chứng minh tài sản ( nếu có tranh chấp)
Thứ hai: Nơi nộp hồ sơ
Trong trường hợp hai vợ chồng thuận tình ly hôn thì hai vợ chồng có thể thỏa thuận để nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân huyện ( quận) nơi vợ hoặc chồng hiện đang cư trú, tuy nhiên nếu một người đơn phương ly hôn thì hồ sơ ly hôn nộp tại Tòa án nhân dân huyện ( quận) nơi người cứ hiện đang cư trú.
Nơi hiện đang cư trú được coi là nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú.
Thứ ba: Thời hạn giải quyết
Thời hạn giải quyết đối với việc thuận tình ly hôn từ 2- 3 tháng kể từ thời điểm thụ lý vụ án, tuy nhiên nếu một người đơn phương ly hôn thì thời hạn giải quyết từ 4-6 tháng kể từ thời điểm thụ lý vụ án.