Tổ chức đám cưới với nhiều người
Luật HNGD 2014 không quy định về việc một người được tổ chức đám cưới với nhiều người một cách cụ thể. Vậy, việc tổ chức đám cưới với nhiều người vi phạm quy định kết hôn trái pháp luật hay trường hợp cấm kết hôn.
Chồng MC Quỳnh Chi kháng cáo bản án không được nuôi con
15 điều phụ nữ cần ” khắc cốt ghi tâm”
Câu chuyện cuộc sống: Bi hài chuyện ly hôn
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật HNGD về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Ở phương diện luật định, sau khi đăng ký kết hôn nam, nữ sẽ được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, trong tâm thức và văn hóa dân tộc của người Việt Nam, lễ cưới quan trọng trước tiên, sau đó mới đến giấy đăng ký kết hôn. Bởi lẽ, tổ chức lễ cưới là thời điểm để họ hàng, bè bạn và mọi người chính thức công nhận nam, nữ là vợ chồng.
Luật chỉ quy định các trường hợp cấm kết hôn tại Khoản 2 Điều 5 đó là: Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; Yêu sách của cải trong kết hôn; Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn; Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính; Bạo lực gia đình; Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi. Còn kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.
Vậy ví dụ sau thuộc vào trường hợp nào: một người có kết hôn với một người, đã tổ chức đám cưới nhưng không đăng ký kết, một thời gian sau người đàn ông này tổ chức đám cưới và đăng ký kết hôn và sống chung với người vợ đăng ký kết hôn. Vậy chàng trai có vi phạm về HNGD không? Mặc dù luật không rõ ràng nhưng có thể có thể căn cứ vào các nguyên tắc cơ bản trong Luật HNGĐ đồng thời áp dụng những tập quán văn hóa, xã hội. Và các chính sách bảo vệ hôn nhân gia đình. Như ví dụ trên thì có thể coi là vi phạm nguyên tắc Luật HNGĐ và các chuẩn mực đạo đức xã hội.
Có thể thấy quy định về việc tổ chức đám cưới với nhiều người không rõ ràng, việc một người kết hôn theo quan niệm của người dân kết hôn tức là tổ chức đám cưới. Còn theo pháp luật thì kết hôn tức là nam nữ xác lập hôn nhân ở việc đăng ký kết hôn. Mặc dù không được quy định một cách rõ ràng về hướng giải quyết cũng như luật điều chỉnh nhưng ví dụ trên vẫn có thể được giải quyết dựa trên những nguyên tắc Luật HNGĐ và tập quán, chuẩn mực đạo đức xã hội.