Tội cho vay nặng lãi có thể bị phạt tù
Thời gian gần đây, hiện tượng cho vay nặng lãi diễn ra ngày càng phổ biến và phức tạp. Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự được hiểu là người có hành vi cho vay với lãi suất cao gấp 05 lần trở lên so với mức lãi suất theo quy định tại Bộ luật Dân sự.
Tảo hôn và tổ chức tảo hôn
Tội cưỡng bức theo quy định pháp luật
Hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
Theo Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015, tội cho vay nặng lãi được quy định như sau:
”1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
- Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Mục lục
Thứ nhất, các yếu tố cấu thành tội
Mặt khách quan:
Về hành vi
Người phạm tội có hành vi cho người khác vay trong các giao dịch dân sự. Hành vi cho vay có thể được biểu hiện nhiều dạng khác nhau, người cho vay và người vay có thể bằng một hợp đồng viết, nhưng có thể chỉ bằng một hợp đồng miệng. Cho vay ở đây là cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên so với mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự nhằm để thu lợi bất chính. Theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Thủ đoạn mà người phạm tội cho vay lãi nặng thường lợi dụng người đi vay gặp hoàn cảnh khó khăn đột xuất như bị thiên tại, bệnh tật hoặc những khó khăn khác cần một số tiền gấp để trang trải, nên người cho vay đã “ép” người vay phải chịu lãi suất cao.
Lưu ý: Việc cho vay nặng lãi phải xảy ra trong các giao dịch dân sự. Theo Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Về hậu quả
Hậu quả trực tiếp của hành vi cho vay nặng lãi là gây thiệt hại cho người vay, làm cho người vay phải chịu mức lãi quá cao. Đối với tội cho vay lãi nặng, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
Khách thể: Tội phạm này xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế
Mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý.
Chủ thể: Là bất cứ ai nếu thoả mãn các điều kiện quy định của pháp luật đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm này. Tuy nhiên, tội phạm này là tội phạm ít nghiêm trọng, nên người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này.
Thứ hai, hình phạt
Mức hình phạt đối với tội cho vay nặng lãi này được chia thành hai khung, cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm trong trường hợp người phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
– Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm được áp dụng trong trường hợp phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên,.
– Hình phạt bổ sung: Ngoài việc bị áp dụng một trong những hình phạt chính nêu trên người phạm tội cho vay nặng lãi còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm