Vợ (chồng) yêu cầu giao hết tài sản rồi mới chịu ký đơn ly hôn. Vậy sau khi giao hết rồi vẫn không chịu ký thì sao?
Theo quy định của luật HNGĐ, khi hôn nhân không hạnh phúc, mục đích hôn nhân không đạt được thì hai người có thể đồng thuận yêu cầu giải quyết việc ly hôn. Kể cả khi không có sự đồng thuận từ hai phía thì một bên cũng có quyền yêu cầu giải quyết việc ly hôn đơn phương.
Chia quyền sử dụng đất như thế nào?
Công nhận việc kết hôn được giải quyết ở nước ngoài
Quy định của Pháp luật hiện hành về mang thai hộ
Hiện còn rất nhiều người do không nắm bắt được quy định của pháp luật có tâm lý lo ngại khi tiến hành thủ tục ly hôn nếu một trong hai bên không đồng ý và không chịu ký vào đơn ly hôn. Khi đó, họ cứ trăn trở, tìm cách thỏa hiệp, một trong cách cách thỏa hiệp thâm chí là ngay cả nhường phần tài sản mà mình có trong khối tài sản chung để có thể có chữ ký của người còn lại cho xong thủ tục họ cũng đồng ý. Vì họ hiểu đơn giản rằng:
- Ly hôn thì phải có đủ hai chữ ký của vợ chồng trong đơn
- Nộp đơn với đủ chữ ký rồi nộp ra Tòa là được Tòa chấp thuận cho ly hôn.
Đối với vấn đề này đương sự cần hiểu rõ:
- Ly hôn thì KHÔNG CẦN phải có chữ ký của đủ hai vợ chồng trong đơn bởi ly hôn gồm có ly hôn đơn phương hoặc ly hôn thuận tình. Nếu hai vợ chồng đồng thuận đứng đơn và các bên thống nhất nhau các vấn đề chung như con chung, tài sản chung,.. thì là thuận tình ly hôn. Nếu chỉ một bên muốn ly hôn mà bên còn lại không muốn và không ký đơn thì vẫn có thể nộp đơn yêu cầu tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn theo thủ tục ly hôn đơn phương.
- Nộp đơn là việc xác định thủ tục để Tòa án tiến hành giải quyết yêu cầu. Điều đó không đồng nghĩa nếu có đủ chữ ký hai bên thì đưa lên tòa là xong. Khi thụ lý, tòa án sẽ tiến hành hòa giải để giải quyết các vấn đề nhân thân, tài sản, con chung….. trước khi đưa vụ án ra xét xử đối với ly hôn đơn phương hoặc mở phiên làm việc công nhận thuận tình đối với thuận tình ly hôn).
- Để ra quyết định chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu Ở đây còn có vấn đề hòa giải thành, nghĩa là trong trường hợp nộp đơn đơn phương, sau khi một người nộp đơn Tòa mời lên làm việc mà người kia đồng ý ly hôn, thì việc ly hôn trở thành thuận tình. Còn nếu bị đơn vẫn không đồng ý thì kết quả hòa giải không thành từ đó Tòa sẽ áp dnjg các căn cứ thực tế trước quyết định có cho hai bên ly hôn hay không.
- Từ những phân tích trên có thể thấy, việc hứa ký vào đơn sau khi nhương phần tài sản của mình cho đối phương để việc ly hôn được suôn sẻ là hoàn toàn không có cơ sở và không được coi là yêu tố thúc đẩy việc ly hôn. Trong thực tế nhiều việc ly hôn của các cặp đôi thuận tình không vì lý do gì mà đến khi ra Tòa một trong hai bên lại thay đổi quyết định và vụ việc lại trở thành ly hôn đơn phương và phải trải qua trình tự, thủ tục và thời gian như các việc ly hôn đơn phương khác.