Viết đơn ly hôn như thế nào?
Viết đơn ly hôn như thế nào cho đúng luật vẫn là thắc mắc của nhiều cặp đôi khi muốn ly hôn. Bài viết hôm nay chúng tôi tập trung làm rõ cách thức viết đơn ly hôn, hy vọng bài viết giúp ích cho bạn.
Mục lục
1. Viết đơn ly hôn như thế nào?
Để lựa chọn cách viết đơn ly hôn chính xác nhất, bạn phải xác định mình thực hiện thủ tục ly hôn dưới hình thức đơn phương ly hôn hay thuận tình ly hôn.
Thuận tình ly hôn được hướng dẫn tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”
Trong khi đó, đơn phương ly hôn được hiểu là ly hôn theo yêu cầu từ một bên. Để tòa án chấp thuận ly hôn, bạn phải chứng minh được đời sống vợ chồng lâm vào trầm trọng không thể tiếp tục vì các lý do được nêu tại khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
“Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”
Như đã chia sẻ ở trên, tùy thuộc vào phương thức ly hôn của bạn để có thể lựa chọn cách viết đơn ly hôn hoàn chỉnh nhất. Tuy nhiên, về cơ bản, đơn ly hôn sẽ phải có các nội dung như sau:
- Thời gian làm đơn ly hôn;
- Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết ly hôn;
- Thông tin của hai bên vợ và chồng;
- Lý do dẫn đến ly hôn;
- Thông tin về tài sản chung, nợ chung, con chung của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;
- Xác thực đơn ly hôn từ vợ, chồng.
Đối với cách viết đơn ly hôn thuận tình, cần lưu ý thêm phải trình bày đầy đủ, chính xác của thỏa thuận của vợ chồng về việc phân chia quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi người đối với các tài sản chung, nợ chung, con chung sau khi ly hôn.
Đối với cách viết đơn ly hôn đơn phương, cần nhấn mạnh và chứng minh được quá trình hôn nhân không hạnh phúc vì hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của bên còn lại để Tòa án có căn cứ giải quyết ly hôn.
2. Điều kiện để được ly hôn
Có hai hình thức ly hôn là ly hôn thuận tình và một bên gửi yêu cầu đơn phương ly hôn. Do đó, với mỗi loại hình thì sẽ yêu cầu điều kiện khác nhau. Cụ thể như sau:
Điều kiện để ly hôn thuận tình
– Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn.
– Hai bên đã thỏa thuận về việc chia tài sản, quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng…
Điều kiện để ly hôn đơn phương
– Kết hôn mà không có con: Lúc này mục đích hôn nhân không đạt được, việc duy trì nòi giống không thể thực hiện thì Tòa án đồng ý cho phép đơn phương ly hôn.
– Tình trạng hôn nhân trầm trọng: Ví dụ như đối phương ngoại tình hoặc cả hai đã ly thân trong thời gian dài mà không thể hàn gắn.
– Việc sống chung sẽ gây nguy hiểm hoặc đe dọa gây nguy hiểm cho đối phương hoặc con cái như bạo lực gia đình, nghiện rượu hoặc nghiện ma túy.
– Đối phương bị Tòa tuyên bố mất tích.
3. Dịch vụ soạn thảo đơn ly hôn
Luật sư hôn nhân gia đình là một trong những đơn vị thực hiện dịch vụ pháp lý tốt nhất hiện nay. Khi bạn muốn sử dụng dịch soạn thảo đơn ly hôn, chúng tôi sẵn sàng:
- Tư vấn các khía cạnh của thuận tình ly hôn, ly hôn đơn phương;
- Lắng nghe nguyện vọng, mong muốn của khách hàng trong quá trình giải quyết ly hôn. Từ đó, đưa ra những phương án và lựa chọn tối ưu nhất cho khách hàng;
- Tư vấn chi tiết các nội dung cần có trong nội dung đơn ly hôn. Đồng thời, giúp khách hàng xác định được đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng,… để đảm bảo quá trình phân chia tài sản;
- Soạn thảo đơn thuận tình ly hôn, ly hôn đơn phương dựa trên những yêu cầu khách hàng lựa chọn sau khi được tư vấn.