Hôn nhân cận huyết được quy định ra sao?
Theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình thì hôn nhân cận huyết là quy định cấm. Trong đó nêu rõ nam nữ không được kết hôn với những người cùng dòng máu trực hệ. Vậy làm cách nào để kiểm soát được việc không kết hôn cận huyết.
Mục lục
1. Pháp luật quy định thế nào về điều kiện kết hôn
Theo Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình về điều kiện kết hôn có quy định về việc nam nữ kết hôn phải thỏa các điều sau:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn phải do nam và nữ tự nguyện;
- Nam và nữ đều không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Không thuộc các trường hợp cấm theo Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân gia đình.
Vì vậy, công dân Việt Nam nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên thì có thể kết hôn theo quy định của pháp luật. Chúng ta cần lưu ý một trong những điều kiện cấm kết hôn có thể kể đến ở đây là đối với những người cùng dòng máu trực hệ, cụ thể như sau:
“Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng”.
Nam nữ có quan hệ huyết thống trong phạm vi ba đời kết hôn với nhau thì gọi là hôn nhân cận huyết. Như vậy, nếu nam nữ có quan hệ trong phạm vi ba đời hoặc những quan hệ khác trái với văn hóa của người Việt cũng sẽ bị cấm kết hôn.
Nói một cách dễ hiểu hơn thì: Những người có ông bà trùng nhau được tính là gốc và được gọi là “gốc thứ nhất”. Và cứ tính tiếp đến đời của người muốn kết hôn nếu là đời thứ tư thì có thể kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình, còn trường hợp chưa đến thì bị xem là hôn nhân cận huyết.
Tuy Pháp luật quy định như vậy, nhưng cũng còn nhiều nơi vẫn còn giữ những tập quán lạc hậu hay cấm kết hôn đối với anh/chị/em họ hàng quá gần. Chúng ta cần phải hiểu rõ những quy định của Pháp luật để có cái nhìn trung lập và chính xác hơn về hôn nhân cận huyết.
2. Hôn nhân cận huyết ảnh hưởng đến con cái như thế nào?
Hôn nhân cận huyết tạo điều kiện để những bệnh lý duy trì do gene lặn gây ra có nguy cơ phát triển ở thế hệ sau và gây ra những bệnh lý sau:
- Dị tật bẩm sinh do rối loạn di truyền;
- Khiếm thính sớm;
- Suy giảm thị lực sớm;
- Chậm phát triển trí tuệ hoặc khuyết tật gây ảnh hưởng đến khả năng học tập, lao động;
- Chậm phát triển hoặc không phát triển về thể chất;
- Rối loạn máu di truyền;
- Động kinh;
- Một vài bệnh nghiêm trọng khác chưa được chẩn đoán;
- Một số trường hợp mang thai do mối quan hệ cận huyết có thể dẫn đến sảy thai hoặc thai chết lưu.
3. Pháp luật quy định như thế nào về hôn nhân cận huyết
Căn cứ theo quy định về thủ tục kết hôn hiện tại thì thẩm quyền đăng ký là tại Ủy ban nhân dân cấp xã và những cơ quan khác trong trường hợp đặc biệt. Theo đó, hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Tờ khai đăng ký kết hôn;
- Bản chính Giấy chứng nhận độc thân của mỗi bên;
- Bản chính Chứng minh nhân dân của mỗi bên;
- Bản chính Sổ hộ khẩu của mỗi bên.
Nếu căn cứ vào những giấy tờ trên để xem xét, chấp thuận việc kết hôn giữa hai người thì vẫn chưa đủ cơ sở để phát hiện việc có hay không kết hôn cận huyết. Bởi vì hiện nay Sổ hộ khẩu không thể chứng minh được quan hệ họ hàng giữa những hộ gia đình nhỏ.
Xử phạt hành chính
Khoản 2 điều 59 Nghị định 82/2020 quy định: “Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;”
Pháp luật cần có quy định khác chặt chẽ hơn để kiểm soát việc kết hôn cận huyết. Cùng với đó là sự tuyên truyền, giáo dục để người dân ở những vùng sâu, vùng xa có điều kiện để tiếp cận thông tin, tiếp cận kiến thức, nhận biết những hậu quả nghiêm trọng của việc kết hôn cận huyết.
Như vậy, việc kết hôn cận huyết bị cấm ở Việt Nam vì làm trái với phong tục tập quán của người Việt cũng như vì lý do khi cha mẹ có huyết thống cận nhau rất dễ khiến cho những đứa trẻ sinh ra bị dị tật ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống về sau của trẻ cũng như hạnh phúc gia đình.