Việt Nam có thừa nhận hôn nhân đồng tính?
Hôn nhân là một hiện tượng chung của xã hội, được xác lập khi các cặp nam nữ tự nguyện muốn gắn kết thành vợ chồng dưới sự điều chỉnh của pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh đó, tình trạng các cặp đôi đồng giới yêu nhau cũng khá phổ biến. Điều này ảnh hưởng một phần do sự phát triển về tư tưởng và xã hội. Tuy nhiên, Việt Nam có thừa nhận hôn nhân đồng tính hay không vẫn còn là vấn đề mà chúng ta cần phải tìm hiểu.
Mục lục
1. Hiểu thế nào về hôn nhân đồng giới?
Hôn nhân đồng giới hay hôn nhân đồng tính trước tiên cần khẳng định, đây là một xu hướng tình dục, tình yêu chứ không phải một loại bệnh như suy nghĩ của nhiều người. Điều này ảnh hưởng do cấu tạo về tâm sinh lý trên cơ thể mà sinh ra người đó đã có.
Như vậy, có thể hiểu, hôn nhân đồng giới là hôn nhân giữa những người có cùng giới tính với nhau xét theo mặt sinh học. Trong cuộc sống hiện nay, tồn tại hai kiểu đồng tính nam và đồng tính nữ hoặc người lưỡng tính. Mặc dù khác về xu hướng tình dục so với các cặp nam nữ thông thường, tuy nhiên giữa họ vẫn luôn có sự gắn kết, yêu thương và đồng cảm. Đó chính là lý do những cặp này thường mong muốn cùng sống chung một nhà và được pháp luật bảo hộ.
2. Thực trạng về hôn nhân cùng giới hiện nay
Trên thực tế hiện nay, trên thế giới có khoảng 26 quốc gia hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Họ có thể tự nguyện kết hôn với nhau dưới sự bảo hộ của pháp luật. Theo đó, các cặp đôi này sẽ có quyền và lợi ích khác như trong quan hệ vợ chồng đối với những cặp đôi nam, nữ.
Ở Việt Nam, thực trạng những người đồng tính nam và đồng tính nữ cũng khá phổ biến. Theo một thống kê từ tổ chức phi chính phủ CARE, đến năm 2012, Việt Nam có khoảng 50.000 đến 125.000 người đồng tính. Tuy nhiên, con số này càng tăng, nhiều cặp đôi đồng giới đã công khai kết hôn trên các nền tảng mạng xã hội do cách nhìn ở Việt Nam đã có phần “cởi mở” hơn so với trước đây.
3. Việt Nam có thừa nhận hôn nhân đồng tính không?
Trước đây, trong Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 cấm kết hôn đồng giới và chỉ thừa nhận hôn nhân giữa các cặp nam, nữ. Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.” Đây được coi là một điểm mới của pháp luật khi nhìn nhận về vấn đề hôn nhân giữa những người đồng giới.
Tuy nhiên, điều này chỉ có ý nghĩa trên mặt thực tế đời sống chứ thực chất vẫn chưa được pháp luật thừa nhận. Như vậy, nếu hai người cùng giới yêu nhau và muốn kết hôn thì hoàn toàn có thể tổ chức đám cưới, thế nhưng sẽ không tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn thông thường. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu xảy ra tranh chấp về quan hệ nhân thân và chia tài sản thì sẽ không được điều chỉnh bởi Luật hôn nhân và Gia đình. Cụ thể như sau:
3.1. Về quan hệ nhân thân
Về quan hệ nhân thân, giữa họ sẽ không có một sự ràng buộc nào về mặt pháp lý. Do đó, sẽ không phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Do đó, nếu đối phương có hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến quan hệ nhân thân thì sẽ không được giải quyết theo Luật hôn nhân và Gia đình. Đồng thời, một vướng mắc nữa khi chưa có luật điều chỉnh về hôn nhân đồng giới là trong quá trình nhận nuôi con, vẫn chưa xác định được cha và mẹ.
3.2. Về quan hệ tài sản
Về quan hệ tài sản, giữa các cặp đồng giới này cùng không có chế độ tài sản chung. Do đó, nếu xảy ra tranh chấp về tài sản, Tòa án sẽ giải quyết dựa trên các quy định của Bộ luật dân sự.
4. Tại sao Việt Nam không hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới
Việt Nam không hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do quan điểm về văn hóa, truyền thống lâu đời, thuần phong mỹ tục. Đồng thời, công nhận hôn nhân cùng giới không chỉ là việc bổ sung quy định vào trong Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 mà còn xem xét đến các văn bản pháp luật khác. Điều này nhằm đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi, phù hợp với tính chất khách quan của xã hội.