Những nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn mới nhất 2023
Tranh chấp tài sản chung là vấn đề rất nan giải của các cặp vợ chồng sau khi ly hôn. Dưới đây là bài viết Ly hôn nhanh gửi bạn đọc những nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn cần biết cũng như mức án phí ly hôn cập nhật mới nhất 2023.
Mục lục
1. Phân biệt tài sản chung và riêng khi ly hôn
1.1. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn – Tài sản riêng
Theo các quy định căn cứ tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Nghị định số 126/2014/NĐ-CP Điều 11, tài sản riêng của mỗi người trong hôn nhân và gia đình gồm có những loại tài sản sau:
+ Những tài sản mà vợ hoặc chồng đã có trước khi kết hôn;
+ Những tài sản được phân riêng cho vợ hoặc cho chồng khi hai người thống nhất về cách chia tài sản chung trong thời gian sống chung;
+ Những tài sản mà vợ hoặc chồng được người khác cho riêng, tặng riêng, thừa kế riêng trong thời gian hôn nhân; được sở hữu riêng theo các bản án, quyết định của Tòa án hay quyết định bởi cơ quan có thẩm quyền khác;
+ Những tài sản mà vợ hoặc chồng dùng để phục vụ cho nhu cầu cá nhân của mình;
+ Những tài sản, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời gian hôn nhân sau khi phân riêng tài sản của hai người trừ khi hai người có thỏa thuận khác;
+ Theo các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ mà vợ hoặc chồng là người được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ;
+ Các khoản riêng mà vợ hoặc chồng được nhận (nếu vợ/chồng là người có công với cách mạng) hoặc các quyền tài sản khác là quyền nhân thân của mỗi bên theo quy định của pháp luật.
1.2. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn – Tài sản chung
Tài sản chung là những gì? Đó là các tài sản mà vợ chồng cùng lao động góp phần tạo ra hoặc thu nhập được từ khi kết hôn cho đến khi ly hôn. Ví dụ như tiền lương, tiền bán hàng, tiền lãi từ ngân hàng, tiền bảo hiểm…
Ngoài ra, còn có các tài sản mà vợ chồng cùng thừa kế hoặc được người khác tặng cho trong thời gian kết hôn. Hoặc các tài sản mà hai bên tự thỏa thuận là của chung. Những tài sản này đều thuộc quyền sở hữu và quản lý của cả hai vợ chồng.
Làm sao để phân biệt được tài sản riêng và tài sản chung? Theo nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn, mỗi bên phải có bằng chứng để minh chứng rằng đó là tài sản riêng của mình. Nếu không có bằng chứng thì sẽ được coi là tài sản chung. Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt mà dù không có bằng chứng nhưng vẫn được xem là tài sản riêng.
2. Những nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn theo quy định
Theo quy định pháp luật Hôn nhân gia đình, việc chia tài sản khi ly hôn được thực hiện theo thỏa thuận của hai bên. Nếu không thể đạt được thỏa thuận chung, Tòa án sẽ xét xử. Tài sản riêng của mỗi bên thuộc quyền sở hữu của họ.
Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn được quy định như sau:
Các tài sản chung sẽ được chia đôi theo quy định, nhưng có xem xét đến hoàn cảnh của mỗi bên vợ hoặc chồng, tình trạng tài sản và công lao đóng góp của mỗi bên. Lao động trong hôn nhân cũng được coi là lao động có tạo ra thu nhập.
Phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ và con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật và không có khả năng lao động.
Phải bảo vệ lợi ích hợp pháp của hai bên trong việc sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để tiếp tục lao động và tạo ra thu nhập.
Tài sản chung được chia bằng hiện vật hay tiền mặt theo giá trị. Nếu một bên vợ/chồng nhận phần tài sản có giá trị lớn hơn phần mình đáng lẽ được hưởng thì họ phải thanh toán cho đối phương phần tiền chênh lệch.
Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản do vợ chồng thỏa thuận. Nếu không thoả thuận được, Tòa án sẽ quyết định.
Tham khảo thêm bài viết: Luật ly hôn và chia tài sản – Những điều bạn cần biết
3. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn: Các mức án phí
Chi phí cho việc ly hôn bao gồm: Trong trường hợp vụ án hôn nhân và gia đình không có giá ngạch (không có tranh chấp về tài sản), phí sơ thẩm là 300.000 đồng theo Mục II.1.1.1 của Nghị quyết 326/2014/UBTVQH.
Trong trường hợp vụ án ly hôn có giá ngạch (có tranh chấp về tài sản), phí sơ thẩm được quy định tại Mục II.1.1.3 của Nghị quyết 326/2014/UBTVQH. Án phí phúc thẩm cho các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình là 300.000 đồng theo Mục II.2.2.1 của Nghị quyết 326/2014/UBTVQH.
Mức án phí cho việc ly hôn chia tài sản được tính theo giá ngạch:
- Nếu giá trị tài sản có tranh chấp từ 6.000.000 đồng trở xuống thì chi phí là 300.000 đồng.
- Nếu giá trị tài sản có tranh chấp từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng thì chi phí là 5% giá trị tài sản có tranh chấp.
- Nếu giá trị tài sản có tranh chấp từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng thì chi phí là 20.000.000 đồng cộng với 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng.
- Nếu giá trị tài sản có tranh chấp từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng thì chi phí là 36.000.000 đồng cộng với 3% của phần trị giá tài sản có tranh chấp trên mức 800 triệu đồng.
- Nếu giá trị tài sản có tranh chấp từ trên 2 tỷ đồng đến 4 tỷ đồng thì chi phí là 72.000.000 đồng cộng với 2% của phần trị giá tài sản có tranh chấp trên mức 2.000.000 đồng.
- Nếu giá trị tài sản có tranh chấp từ trên 4 tỷ đồng thì chi phí là 112.000.000 đồng cộng với 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp trên mức 4 tỷ đồng.
Trên đây là bài viết Ly hôn nhanh cung cấp đến bạn đọc những thông tin về nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn mới nhất 2023.