Chia tài sản khi ly hôn có lợi nhất
Nhiều cặp vợ chồng có nhiều tài sản nhưng không biết nên chia tài sản khi ly hôn thế nào cho đúng. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
1. Cách xác định tài sản riêng, tài sản chung của vợ chồng
Theo quy định tại điều 33, 43 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về việc xác định tài sản chung và tài sản riêng như sau:
1.1. Cách xác định tài sản riêng của vợ chồng
Tài sản riêng của vợ chồng được bao gồm các tài sản:
- Tải sản mà mỗi người có trước khi kết hôn: Căn cứ vào ngày đăng ký kết hôn nếu tài sản đó có trước ngày đó thì về nguyên tắc nó là tài sản riêng của bên đứng tên quyền sở hữu tài sản đó.
- Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân: Căn cứ vào hình thức được thừa kế RIÊNG, tặng cho RIÊNG để xác định tài sản riêng.
- Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng (theo các điều 38, 39 và 40 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014).
- Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
- Hoa lợi, lợi tích hình thành từ tài sản riêng của ai là tài sản riêng người đó.
Ví dụ: Chị B có 1 tỷ đồng tiền tiết kiệm gửi ngân hàng (Là tài sản riêng) trước khi kết hôn với Anh A. Vậy, tiền lãi ngân hàng cũng được xem là tài sản riêng của chị B.
Xác định đúng tài sản riêng của vợ chồng sẽ giúp quá trình chia tài sản khi ly hôn được nhanh chóng thuận lợi hơn.
2.2 Cách xác định tài sản chung của vợ chồng
Quy định tại điều 33, luật hôn nhân gia đình năm 2014, cụ thể tài sản chung bao gồm:
- Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân
- Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
- Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
- Tài chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
- Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Như vậy, với quy định này thì về nguyên tắc các tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân (từ ngày kết hôn đến ngày ly hôn hoặc khi một trong hai bên chết).
Xác định đúng tài sản chung của vợ chồng sẽ giúp quá trình chia tài sản khi ly hôn được nhanh chóng thuận lợi hơn.
2. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn
Vấn đề chia tài sản sẽ được phân chia theo quy định tại điều 59, luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cụ thể các nguyên tắc phân chia như sau:
- Nguyên tắc chia đôi (Khoản 2, điều 59, luật hôn nhân gia đình) nhưng có tính đến các yếu tố sau:
- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Như vậy, nguyên tắc chia đôi có thể được hiểu đơn giản là mỗi bên nhận được một nửa (1/2) giá trị tài sản đã được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, quyết định của người thẩm phán sẽ dựa trên nhiều yếu tố khác như hoàn cảnh riêng tư của từng bên, đóng góp công sức, trách nhiệm của từng bên, và các yếu tố khác. Do đó, việc chia đôi không bị ràng buộc bởi một tỷ lệ cố định như 50:50, mà có thể thay đổi linh hoạt như 40:60 hoặc 45:55 phù hợp với từng trường hợp. Thậm chí, trong những trường hợp đặc biệt, việc chia tỷ lệ 70/30 hoặc 80/20 cũng được coi là hợp pháp và tuân thủ quy định của pháp luật.
- Nguyên tắc chia tài sản chung bằng hiện vật (Không chia được bằng hiện vật mới chia bằng giá trị có thanh toán phần chênh lệch giá trị). Nguyên tắc này khá dễ hiểu, pháp luật ưu tiên chia bằng hiện vật trước, không chia được bằng hiện vật thì mới định giá thành tiền để chia, bên nhận hiện vật có giá trị thanh toán lại cho bên kia bằng số tiền chênh lệch.
- Nguyên tắc tài sản riêng của ai thuộc sở hữu của người đó (trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung thì bên không nhận tài sản sẽ được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó).
Như vậy, thông qua bài viết trên đây, hi vọng Quý vị đã nắm được cách xác định tài sản chung, riêng của vợ chồng và cách chia tài sản khi ly hôn theo quy định pháp luật. Phan Law Vietnam nhiều năm qua luôn tư vấn cho Quý khách hàng trên cả nước về vấn đề hôn nhân, nên luôn sẵn lòng giải đáp cho Quý vị nếu còn bất kì băn khoăn nào khi Quý vị liên hệ để nhận được sự tư vấn từ chúng tôi.