Báo chí xâm phạm bí mật đời tư và hướng xử lý
Hiện nay, nhiều khổ chủ (đặc biệt là những người nổi tiếng) vô cùng bức xúc và đau đầu trước những thông tin tư liệu cá nhân và bí mật đời tư của mình lại bị bơi móc và đưa lên dày đặc khắp các mặt báo. Thậm chí có những thông tin, sự việc xuyên tạc và không đúng với sự thật cũng được các cánh nhà báo săm soi một cách triệt để.
Tại sao hộ nghèo chưa được hỗ trợ về nhà ở?
Quy định của pháp luật về hiệu lực của di chúc
Sự cần thiết của lập di chúc
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ internet, không chỉ riêng gì báo giấy, mức độ lan truyền của báo điện tử thì càng nhanh chóng và mạnh mẽ hơn. Nhiều tờ báo đã lợi dụng sức mạnh của nó để bơi móc và phanh phui đời tư của người khác một cách bất hợp pháp, đặc biệt là đời tư của những người nổi tiếng nhằm tạo scandal cũng như thu hút sự chú của các độc giả. Hiện tượng này không chỉ dừng lại ở con số nhỏ mà ngày càng trở nên phức tạp hơn, gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền lợi, danh dự và tính mạng của người bị hại. Vậy thì, cuộc sống của họ sẽ như thế nào khi bị báo chí xâm phạm bí mật đời tư như vậy? Ai sẽ là người đứng về phía họ, bênh vực và bảo vệ cho quyền lợi chính đáng của họ?
Mục lục
Trước tiên, hãy tìm hiểu hành vi nào được xem là xâm phạm bí mật đời tư?
Xâm phậm bí mật đời tư là hành vi cố ý phát tán những thông tin bí mật, riêng tư của một cá nhân nào đó mà chưa được sự cho phép, đồng thuận của người này.
Nhiều người cứ hiểu nôm na và quan niệm rằng “bí mật đời tư là chuyện riêng của người này, được giữ kín và không công khai cho người khác biết. Hiểu như vậy có đúng pháp luật và khớp với thực tế không? Trong cuộc sống, mỗi người đều có không ít những bí mật, không công khai cho người khác biết. Những thông tin nào được công khai và không được công khai? Và, đâu sẽ là lằn ranh cho hành vi xâm phạm bí mật đời tư?
Những bí mật được xem là đời tư khi các thông tin được cá nhân đó giấu kín, không công khai tiết lộ cho người khác biết. Những thông tin đó được cho là bí mật đời tư, bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo hộ. Tuy nhiên, trường hợp những thông tin này do chính người đó tự ý tiết lộ và công khai cho người khác biết hoặc được người đó nhắc đến ở nơi công cộng thì vấn đề sẽ trở nên khác đi. Những thông tin đó không được coi là bí mật đời tư và không được pháp luật bảo hộ.
Việc các nhà báo cố tình thu thập thông tin và công bố trên các phương tiện truyền thông nếu không có sự đồng ý của người đó được xem là xâm phạm bí mật đời tư. Thực tế cho thấy, nhiều người đã bị nhà báo xâm phạm quyền riêng tư và tùy tiện đưa những hình ảnh, tư liệu cũng như các thông tin nhạy cảm… lên các trang báo làm ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe, nhân phẩm, công việc thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của nạn nhân. Trong đó, không ít trường hợp dẫn đến chán nản, tuyệt vọng và đi đến con đường tự tử để giải thoát và tránh khỏi dư luận.
Vậy có nên khởi kiện khi bị báo chí xâm phạm bí mật đời tư?
Hiện nay, tại Việt Nam, tình trạng xâm phạm bí mật đời tư là vấn đề nhức nhối, tràn lan trên khắp các mặt báo và gần như trở thành “trào lưu”. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận không nhỏ cũng cho qua và không nhờ đến pháp luật can thiệp bởi họ không muốn vụ việc trở nên tồi tệ, càng bị bơi móc thêm hoặc vẫn còn e ngại với cánh nhà báo, với công chúng. Thực tế cho thấy mức độ nghiêm trọng, tiềm ẩn của hành vi xâm phạm bí mật đời tư và để bảo về quyền và lợi ích của công dân, LuatSuGiaDinh.Org khuyên mọi người hãy mạnh dạn khiếu nại và tố cáo những hành vi cố ý xâm phạm bí mật đời tư người khác. Qua đó cho thấy:
– Tính nghiêm minh của pháp luật Việt Nam, bảo vệ quyền lợi và thể hiện sự tôn trọng đối với người bị hại.
– Cánh nhà báo cần phải có trách nhiệm và ý thức bảo vệ bí mật đời tư của người khác.
Xử lý việc báo chí xâm phạm bí mật đời tư
Để xử lý vụ việc báo chí xâm phạm bí mật đời tư, pháp luật có thể áp dụng các quy định của Luật Giao dịch điện tử, Luật Dân sự, Luật Báo chí… Qua đó, người bị xâm phạm bí mật đời tư có thể yêu cầu phía nhà báo xin lỗi, cải chính và bồi thường thiệt hại. Nếu yêu cầu không được chấp nhận, người bị xâm phạm bí mật đời tư có thể khiếu nại hoặc khởi kiện đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của việc xâm phạm bí mật đời tư, pháp luật sẽ áp dụng các mức phạt khác nhau, cụ thể:
– “Người nào có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì tùy trường hợp sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm, phạt tù đến hai năm” (theo Điều 125 Bộ luật Hình sự quy định).
– “Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ 15 tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền” (theo Điều 50 Hiến pháp năm 1992 và cụ thể tại Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2005 và khoản 2 Điều 46 Luật Giao dịch điện tử quy định).
– “Không được đăng, phát ảnh của cá nhân mà không có chú thích rõ ràng hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân đó (trừ ảnh thông tin các buổi họp công khai, sinh hoạt tập thể, các buổi lao động, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, những người có lệnh truy nã, các cuộc xét xử công khai của tòa án, những người phạm tội trong các vụ trọng án đã bị tuyên án)” (theo khoản 3 và khoản 4 Điều 5 Nghị định 51/2002/NĐ-CP hướng dẫn Luật Báo chí quy định ).