Hôn nhân đồng giới ở Việt Nam
Hôn nhân đồng giới là hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính sinh học và nhận thức được giới tính, có cùng chung sở thích, tình cảm, tâm tư, từ đó xuất phát tình yêu và tình dục. Kết quả của tình yêu đích thực là hôn nhân và một trong số những yếu tố duy trì hạnh phúc gia đình là quan hệ tình dục và con cái. Người đồng giới họ cũng mong ước giống như người bình thường đó là được chung sống trong một gia đình với người mình yêu, được quan tâm, chăm sóc, do đó dẫn đến tình trạng kết hôn đồng giới.
Mỹ nhân Việt trắc trở đường tình duyên
Bị chồng ly hôn, vợ trèo tường vào nhà tự vẫn
Người chuyển giới bị lừa làm giấy tờ tùy thân giả
Khi mà quyền con người ngày càng được bảo vệ trong xã hội hiện đại, thì nhắc đến hôn nhân đồng giới không còn xa lạ với tất cả mọi người, ở Việt Nam ban đầu hôn nhân đồng giới nhận được sự phản đối gay gắt của xã hội, và sự ngăn cấm của pháp luật bằng những chế tài. Nhưng bây giờ Nhà nước và xã hội đã thấu hiểu được họ, tôn trọng họ, bởi lẽ con người không cho mình cái quyền được chọn giới tính mà do tạo hóa. Điều đó làm thay đổi suy nghĩ của những nhà làm luật, đưa ra quy định đổi mới trong Luật hôn nhân và gia đình 2014, trước đây Luật HNGĐ 2000 quy định tại khoản 5 Điều 10 “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính”, thậm chí bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 87/2001/NĐ-CP đã hết hiệu lực, thì “hành vi kết hôn giữa những người cùng giới tính được liệt vào những hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng”. Biết rằng con người ta sinh ra không có quyền lựa chọn giới tính cho mình nhưng họ được quyền sống là chính mình, cùng với xu thế trên thế giới, thừa nhận hôn nhân đồng giới và xuất phát từ thực trạng ngày càng có nhiều cặp đôi đồng giới tổ chức đám cưới nên pháp luật Việt Nam đã bỏ quy định cấm kết hôn đồng giới và quy định tại Điều 8 Luật HNGĐ 2014 “Điều kiện kết hôn” là “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”, ngầm hiểu rằng Nhà nước ta không thừa nhận hôn nhân đồng giới nhưng cũng không cấm những người đồng giới tổ chức đám cưới, về sống chung với nhau như vợ chồng. Việc không thừa nhận này đồng nghĩa với việc các đôi cùng giới sẽ không thể đăng ký kết hôn, không được cấp chứng nhận kết hôn, hay việc chung sống của họ sẽ không được pháp luật thừa nhận. Đây là một quy định hết sức phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam, và ý tưởng này có lẽ cũng được hình thành cùng với Nghị định số 110/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 24/9/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính và quy định tại Điều 48 về những hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng (mức phạt từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng) thì hành vi “kết hôn giữa những người cùng giới tính” không còn được nêu ra.
Do đó, các đôi cùng giới có thể tổ chức đám cưới hay chung sống với nhau theo quyền công dân của mình. Nhà nước sẽ không can thiệp, không xử phạt hành chính việc này. Thực tiễn việc xử phạt vi phạm hành chính giữa những người cùng giới không có khả thi bởi “Kết hôn là việc xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.” Việc hai người có cùng giới tính muốn đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền chắc chắn sẽ không được chấp nhận. Do đó, hành vi “kết hôn giữa những người cùng giới tính” không xảy ra trong thực tế và không thể xử lý hành vi này nên pháp luật Việt Nam đã bãi bỏ đi những quy định không còn phù hợp với thực tiễn và xã hội.