Ly hôn liệu là một bài toán quá khó
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, quan hệ hôn nhân được xây dựng trên hình thức tự nguyện. Một khi cả hai không còn khả năng yêu thương nhau nữa, vậy việc ly hôn sẽ như thế nào? Liệu nó có quá ràng buộc?
Hôn nhân có yếu tố nước ngoài được Pháp luật bảo vệ
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định của pháp luật hiện hành
Điều kiện về năng lực hành vi dân sự khi đăng ký kết hôn
Mục lục
Quy định của Pháp luật về việc ly hôn
Theo điều 51 Luật HNGĐ năm 2014, việc ly hôn và kết hôn đều giải quyết trên hình thức tự nguyện. “Vợ, chồng hoặc cả hai đều có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng bị bệnh tâm thần hoặc không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của bản thân, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần. Ngoài ra, chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.
Những trường hợp có thể ly hôn khác
Có ý kiến cho rằng, với trường hợp một trong hai bên mắc bệnh tật hiểm nghèo, nan y…. dẫn đến không có khả năng lao động thì đó có phải là bất lợi cho bên kia đơn phương ly hôn hay không?
“Chung thủy, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau và cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững” là những nghĩa vụ quan trọng nhất trong quan hệ vợ chồng được quy định tại Điều 18 Luật HNGĐ. Những nghĩa vụ này vừa mang tính chất đạo đức , vừa mang tính pháp lý trong hôn nhân. Đồng thời , pháp luật không hạn chế những trường hợp liên quan đến sức khỏe hay ốm đau bệnh tật và với những trường hợp không xuất phát từ cuộc hôn nhân không hạnh phúc , một bên không chung thủy là rất hi hữu. Ông bà ta có câu “Không có gì thật cao quý và đáng quý trọng hơn là lòng chung thủy “ và điều quan trọng nhất trong một cuộc hôn nhân tốt đẹp không phải là hạnh phúc mà là sự ổn định. Vì thế khi chấp nhận mối quan hệ vợ chồng là ta chấp nhận sẻ chia , lả đạo lý , sinh lão bệnh tử cũng phải trải qua và hơn hết là “1 ngày cũng nên nghĩa”. Tuy nhiên , nếu có những vụ việc với nguyên do như trên thì đó không phải là hạn chế buộc pháp luật phải cấm, trong trường hợp ly hôn chỉ vì bạn đời bệnh tật thì sẽ bị tòa bác đơn vì nó có thể được xem là lý do không chính đáng, không thuyết phục. Mặc dù vụ việc sẽ được tòa thụ lý giải quyết nhưng trong quá trình hòa giải, nếu một trong hai bên có thể trình bày rõ hoàn cảnh, nguyện vọng của mình trước tòa. Tòa án sẽ điều tra, xác minh xem những lý do đưa ra có thật sự chính đáng đến mức phải ly hôn hay chưa và ngoài lý do bệnh tật, còn có lý do nào phát sinh thêm
Với Điều 89 Luật HNGĐ quy định: “Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì tòa án quyết định cho ly hôn”. Tòa sẽ cân nhắc thật kỹ lưỡng , dựa vào quy định pháp luật, hoàn cảnh thực tế và đánh giá về mọi mặt để có thể ra quyết định đúng bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cả 2 bên, nhất là trong hoàn cảnh một người đang mắc bệnh tật hiểm nghèo , khó khăn ….