HÔN NHÂN CẬN HUYẾT VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Theo nhiều đánh giá, xã hội Việt Nam đang ngày càng phát triển, nhưng vẫn còn đâu đó vấn nạn hôn nhân cận huyết đã gây ra biết bao ảnh hưởng.
Xử lý hình sự đối với tội loạn luân theo pháp luật Việt Nam
Cách viết đơn ly hôn
Vợ hoặc chồng có quyền bán tài sản chung trước khi ly hôn
Hôn nhân cận huyết là một trong những tập quán lạc hậu có từ lâu đời. Luật Hôn nhân gia đình có quy định về các trường hợp cấm kết hôn, trong đó có quy định về hôn nhân cùng huyết thống như sau: “Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.”
Trong mấy ngày qua, mọi người luân phiên chia sẻ câu chuyện xót xa về hậu quả hôn nhân cận huyết của cậu bé tí hon Đinh Văn K’Rể – người huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi. K’Rể khi chào đời chỉ nhỏ bằng cổ tay, đến nay đã 8 tuổi chỉ cao khoảng 55cm và năng 3,5kg, một chỉ số không bình thường đối với cậu bé đang tuổi ăn tuổi lớn. Khoa học đã chỉ ra rằng hôn nhân cận huyết là nguyên nhân gây suy thoái giống nòi bởi cùng dòng máu trực hệ.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôn nhân cận huyết bị cấm là vì những đứa trẻ sinh ra sẽ tiềm ẩn nguy cơ cao về các dị tật hay thậm chí là qua đời. Ở Việt Nam, nơi mà dân trí còn thấp, những tập quán lạc hậu vẫn cứ tiếp diễn vì họ vẫn còn tồn tại suy nghĩ sai lầm rằng kết hôn cận huyết thống sẽ giúp cho quan hệ trở nên khắng khít hơn.
Tuy nhiên, Luật Hôn nhân gia đình quy định rõ ràng về các trường hợp cấm kết hôn trong hôn nhân cận huyết như sau: “Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ là giữa cha mẹ với con, giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại. Giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời là những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất, anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ cùng mẹ khác cha là đời thứ hai, anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba”.
Nói một cách dễ hiểu hơn thì chúng ta có thể tính như sau: Những người có ông bà trùng nhau được tính là gốc và được gọi là “gốc thứ nhất”. Và cứ tính tiếp đến đời của người muốn kết hôn nếu là đời thứ tư thì có thể kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình, còn trường hợp chưa đến thì bị xem là hôn nhân cận huyết.
Tuy Pháp luật quy định như vậy, nhưng cũng còn nhiều nơi vẫn còn giữ những tập quán lạc hậu hay cấm kết hôn đối với anh/chị/em họ hàng quá gần. Chúng ta cần phải hiểu rõ những quy định của Pháp luật để có cái nhìn trung lập và chính xác hơn về hôn nhân cận huyết.