THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHẬN CHA, MẸ, CON
Vì rất nhiều lý do khác nhau mà nhiều người phải thực hiện thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con theo quy định Pháp luật. Vậy pháp luật có quy định gì về thủ tục này?
Sau khi “từ con” – Cha mẹ có quyền chấm dứt việc nuôi con?
Tài sản đứng tên một người, ly hôn có được xem là tài sản chung?
Hòa giải trong ly hôn
Mục lục
Điều kiện thực hiện thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con là gì?
Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng trở nên hối hả, do đó, mối quan hệ giữa người với người ngày càng trở nên phức tạp hơn, cụ thể trong tình huống này là mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Đối với con trẻ sinh ra trong thời kỳ hôn nhân, trong gia đình có cha mẹ là vợ chồng hợp pháp, thì từ khi đứa trẻ ấy sinh ra thì mặc nhiên được thừa nhận là con chung của cha và mẹ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân mà có căn cứ xác minh người khác mới là người có quan hệ huyết thống hay con sinh ra ngoài giá thú không được thừa nhận,… đều là những đối tượng có quyền yêu cầu thực hiện thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình 2014, cả cha mẹ và con cái đều có quyền xác định và thừa nhận quan hệ huyết thống. Cụ thể, trong trường hợp cha mẹ xác định con tại Điều 89 như sau:
- Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình.
- Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình.
Do đó, thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con là việc làm hợp pháp. Bên cạnh đó, con có quyền chỉ nhận một trong hai người. Tức là con cái có quyền nhận cha hoặc mẹ và không cần sự đồng ý của người còn lại. Và đặc biệt, khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu phải có mặt của người nhận và người được nhận để hoàn thành thủ tục.
Những trường hợp đặc biệt được thực hiện thủ tục đăng ký nhận cha, me, con là gì?
Do đó, vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau mà yêu cầu thực hiện thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con là yêu cầu chính đáng của mỗi người nhằm xác định thông tin nhân thân cần thiết. Chúng ta cũng cần lưu ý những trường hợp đặc biệt được thực hiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con như sau:
- Việc nhận con là việc làm tự nguyện, không có tranh chấp, đòi hỏi cha, mẹ, con phải còn sống trong thời điểm thực hiện việc đăng ký;
- Trong trường hợp cha, mẹ đã chết, con đã thành niên, người giám hộ con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự cũng được làm thủ tục nếu việc nhận cha mẹ là tự nguyện, không tranh chấp;
- Trong trường hợp cha mẹ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn, người mẹ bỏ đi và không xác định được địa chỉ cụ thể, thì người cha phải làm thủ tục nhận con, không cần ý kiến của người mẹ.
Thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.
Thời gian giải quyết thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con
05 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nhận đầy đủ hồ sơ. Trong trường hợp cần xác minh thì thời gian giải quyết không quá 10 ngày làm việc.
Chi phí giải quyết thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con:
10.000 đồng
Hồ sơ thủ tục đăng ký nhận cha, me, con
- Tờ khai nhận cha, mẹ, con (theo mẫu);
- Bản chính hoặc bản sao Giấy khai sinh của con;
- Bản chính chứng minh nhân dân và hộ khẩu của cả hai bên;
- Các giấy tờ, đồ vật hay chứng cứ khác để chứng minh quan hệ (nếu có);
- Giấy chứng tử của cha, mẹ (trong trường hợp cha mẹ đã chết).