Không đồng ý ly hôn, vợ chồng cần làm gì?
Khi mối quan hệ hôn nhân không thể cứu vãn, người ta thường nghĩ ngay đến việc ly hôn. Tuy nhiên, nếu một trong hai vợ chồng không đồng ý ly hôn thì phải giải quyết như thế nào?
Thực hiện thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con thế nào?
Sau khi ” từ con” – Cha mẹ có quyền chấm dứt việc nuôi con?
Tài sản đứng tên một người, ly hôn có được xem là tài sản chung?
Mục lục
Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến ly hôn giữa vợ chồng
Ly hôn là việc chấm dứt mối quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Thực tế cho thấy rằng tình trạng ly hôn tại Việt Nam ngày càng tăng, đặc biệt là tại khu vực thành thị. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc ly hôn giữa vợ chồng nhưng sau đây là những lý do phổ biến nhất:
- Tính cách không phù hợp;
- Luôn bất đồng quan điểm sống;
- Ngoại tình;
- Bạo lực gia đình;
- Không có con chung;
- Không còn tình cảm;
- Mâu thuẫn về tiền bạc.
Khi cảm thấy không phù hợp, không thể chấp nhận được nhau, ly hôn là phương án mà nhiều cặp vợ chồng lựa chọn. Tuy nhiên, không phải lúc nào ly hôn cũng có sự đồng thuận của cả hai bên. Vậy trong trường hợp vợ hoặc chồng không đồng ý ly hôn, thì phải giải quyết như thế nào?
Không đồng ý ly hôn, vợ chồng phải làm gì?
Theo quy định của Pháp luật hiện hành, ly hôn có thể là sự đồng thuận của bên và yêu cầu Tòa án công nhận chấm dứt quan hệ hôn nhân hoặc đơn phương ly hôn theo yêu cầu từ một phía.
Vì nhiều lý do khác nhau mà một trong hai bên muốn ly hôn nhưng bên kia vẫn muốn níu kéo và duy trì cuộc sống hôn nhân vì còn tình cảm hoặc vì con cái. Vậy có phải mọi trường hợp khi nộp đơn ra Tòa, Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn? Hoặc có thế làm cách nào để Tòa án bác đơn ly hôn của người nộp?
Luật Hôn nhân gia đình 2014 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành quy định: Tòa án căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được sẽ giải quyết ly hôn.
Do đó, khi nộp đơn ly hôn đơn phương, người nộp đơn phải chứng minh cho Tòa thấy có cuộc sống vợ chồng quá ngột ngạt và không thể tiếp tục chung sống nữa. Khi đó, Tòa án sẽ xem xét để đánh giá mức độ và quyết định cho ly hôn hay không sau khi hòa giải không thành.
Trường hợp bên còn lại không muốn ly hôn thì khi nhận được thông báo về việc nộp đơn của bên kia hoặc nhận được triệu tập của Tòa án thì nên hợp tác để giải quyết vụ việc. Sau đó, trong bản tự khai, nêu rõ lý do không muốn ly hôn và thể hiện mong muốn Tòa án hòa giải tạo điều kiện để vợ chồng xây dựng lại cuộc sống.
Đồng thời, hãy nhờ sự hỗ trợ, can thiệp từ phía gia đình hai bên và bạn bè bằng cách gửi văn bản với nội dung mong muốn Toà án hòa giải và hàn gắn mối quan hệ của hai người. Đây là một trong những chứng cứ vững chắc để Tòa án xem xét và có thể bác đơn ly hôn của người kia.
Như vậy, không phải mọi trường hợp nộp đơn ly hôn lên Tòa án đều được chấp nhận và giải quyết. Do đó, nếu nhận thấy vợ chồng vẫn còn tình cảm, việc nộp đơn ly hôn của người kia chỉ là bột phát tức thì thì người còn lại hoàn toàn có thể chứng minh cho Tòa thấy không có căn cứ để giải quyết. Tuy nhiên, ta cần phải suy nghĩ kỹ trước khi quyết định ly hôn để tránh làm ảnh hưởng đến mối quan hệ hôn nhân.