Ngày nay, ly hôn có nhất thiết phải ra tòa?
Khi hôn nhân lâm vào tình trạng bế tắc, đời sống vợ chồng tồn tại nhiều mâu thuẫn thì ly hôn là điều không tránh khỏi. Đây được xem là giải pháp tối ưu nhất để chấm dứt tình trạng khủng hoảng này. Vậy, ngày nay, ly hôn có nhất thiết phải ra tòa án để giải quyết?
Con dưới 3 tuổi có được ly hôn?
Tài sản chung của vợ chồng
Cở sở xác định tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng
Căn cứ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 tại khoản 14 Điều 3 thì: “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án”. Như vậy, khi giải quyết các cặp vợ chồng bắt buộc phải chuẩn bị các giấy tờ cần thiết gửi lên tòa án nhân dân có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết. Quan hệ hôn nhân chỉ chấm dứt khi có bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án.
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thực sự tự nguyện và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Điều 57 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về thời điểm chấm dứt hôn nhân và trách nhiệm gửi bản án, quyết định cụ thể như sau:
“1. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Tòa án đã giải quyết ly hôn phải gửi bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên ly hôn, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các luật khác có liên quan”.