Quy định về thừa kế thế vị tại các văn bản pháp luật
Thừa kế kế vị là trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống. Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi cho những người có quan hệ huyết thống thân cận với người mất.
Mục lục
Thừa kế thế vị là gì?
Thừa kế thế vị được hiểu là trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Thừa kế thế vị là gì?
Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi cho những người có quan hệ huyết thống trực hệ trong phạm vi gần gũi khi người thân không may qua đời.
Lưu ý:
Người còn sống để hưởng di sản thừa kế được xác định:
– Còn sống tại thời điểm người đó chết
– Người thành thai trước khi người đó chết, sau khi sinh ra còn sống.
Quy định về thừa kế thế vị tại các văn bản pháp luật
Quy định về thừa kế thế vị tại các văn bản pháp luật
Thừa kế thế vị được quy định rất nhiều tại các văn bản pháp luật: Bộ luật dân sự 2015, Luật hôn nhân và gia đình 2014…
Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) và Luật hôn nhân và gia đình 2014
Điều 653 BLDS quy định về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ: Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định về Người thừa kế theo pháp luật và Thừa kế thế vị.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 68 Luật hôn nhân và gia đình 2014 (Luật HNGĐ) thì Giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con được quy định tại Luật hôn nhân và gia đình, Luật nuôi con nuôi, BLDS và các luật khác có liên quan.
Nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi như sau
Theo quy định tại Điều 78 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
– Cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi có quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con được quy định trong Luật này kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập theo quy định của Luật nuôi con nuôi.
– Trong trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quyết định của Tòa án thì quyền, nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Căn cứ vào các quy định về Quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; Quyền, nghĩa vụ của cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu và Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột tại Luật HNGĐ thì con nuôi không có mối quan hệ về các quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng nhau đối với những người thân thích thuộc gia đình của bố, mẹ nuôi như bố mẹ của cha, mẹ nuôi, anh, chị, em ruột của cha mẹ nuôi, chú, bác, cô, dì, cậu ruột của cha mẹ nuôi.
Hay có thể hiểu người con nuôi không thể là cháu ruột của những người này, vì vậy người con nuôi không thể là người thừa kế của những người trên. Tuy nhiên, người làm con nuôi người khác vẫn có quan hệ với gia đình cha mẹ đẻ cho nên là người thừa kế theo quy định về Người thừa kế theo pháp luật hoặc thừa kế thế vị của những người thân thích.
Quy định về thừa kế thế vị tại Luật nuôi con nuôi 2010
Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về hệ quả của việc nuôi con nuôi tại Khoản 1 Điều 24 như sau: Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.