Ai là người có quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn?
Khi xảy ra ly hôn, vấn đề tranh chấp về tài sản chung và con chung luôn được đặt lên hàng đầu, đặc biệt là tranh chấp về con chung vì việc này ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp cho đứa trẻ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về người có quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn qua bài viết dưới đây.
Xem thêm:
>> Cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn
>> Nghĩa vụ cấp dưỡng của vợ hoặc chồng khi ly hôn
>> Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn
Mục lục
Nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái
Đối với con cái dù là con nuôi hay con đẻ thì trong mọi trường hợp bố, mẹ đều có quyền ngang nhau trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng con, không phân biệt ai phần hơn cho đến khi con đã thành niên và có đủ năng lực hành vi dân sự. Nếu con mất năng lực hành vi dân sự thì bố, mẹ có nghĩa vụ đối với con cho đến khi con mất hoặc bố, mẹ mất đi. Đó vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi của bố, mẹ khi sinh thành ra con cái, một nghĩa vụ thiêng liêng và cao cả không ai muốn mất đi.
Trong thời kì hôn nhân hay ly hôn, bố mẹ vẫn có quyền thỏa thuận về chăm sóc nuôi dưỡng con cái. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì hai bên có thể yêu cầu tòa án giải quyết về nghĩa vụ chăm sóc con. Khi có sự thay đổi trong mối quan hệ gia đình thì bố mẹ nên tự thỏa thuận và giải quyết một cách nhẹ nhàng về nghĩa vụ chăm sóc con cái, tránh trường hợp ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
Quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn
Trong cuộc sống hôn nhân, vợ chồng có nhiều nguyên nhân mà dẫn đến việc không thể tiếp tục cuộc sống chung với nhau để cùng nhau chăm sóc, nuôi dạy con cái và rồi lôi nhau ra tòa để ly hôn. Con dưới ba tuổi thì theo nguyên tắc sẽ là người mẹ có quyền trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con cái trong trường hợp có điều kiện chăm sóc và con trên bảy tuổi thì sẽ theo ý kiến của con.
Vợ chồng ly hôn hoàn toàn có quyền thỏa thuận về vấn đề người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng sau khi ly hôn mà không cần yêu cầu Tòa án xác định và người không trực tiếp nuôi con thì có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Tuy nhiên nếu vợ, chồng không thỏa thuận được mà có tranh chấp về quyền trực tiếp nuôi con thì có thể yêu cầu Tòa án xác định.
Đối với trường hợp con trên 03 tuổi đến dưới 07 tuổi nếu có tranh chấp thì Tòa án sẽ xác định dựa trên cơ sở người có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con cái về mọi mặt cho con. Điều kiện về kinh tế, vật chất để chăm con, như thu nhập hàng tháng. Ngoài ra thì Tòa án sẽ còn xem xét về thời gian chăm sóc nuôi dưỡng con, có phù hợp với việc đưa đón con đi học hay không, thời gian chăm sóc con có hay không.
Bên cạnh đó, Tòa án sẽ còn xem xét đến yếu tố nơi cư trú để thực hiện việc chăm con có thuận lợi hay không. Việc thuận lợi cho sự phát triển của con về môi trường sống, thuận lợi cho con học hành, vui chơi, giải trí của con là một yếu tố không thể thiếu mà Tòa án xem xét đến. Ngoài ra, thái độ chăm sóc con cái của bố mẹ, có dành nhiều thời gian cho con hay không, có chơi với con, chia sẻ cùng con hay không cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình đánh giá.
Hành vi chăm sóc con, đối xử với con của bố mẹ, có tốt hay không, có quan tâm, chăm chút đến con hay không, không chỉ là yếu tố vật chất mà còn quan tâm đến tâm lý, cảm xúc của con.
Khi bố hoặc mẹ tổng hợp được những yếu tố đó thì Tòa án sẽ xem xét người trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc, con cái.
Như vậy có thể thấy việc tranh chấp quyền nuôi con, đặc biệt là khi con quá 03 tuổi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và tiêu chí đánh giá để đảm bảo được quyền lợi tối đa cho đứa trẻ. Trên đây là bài viết về chủ đề tranh chấp quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn.