Quy định của Pháp luật: bồi thường thiệt hại do con gây ra
Nghĩa vụ của cha mẹ trong việc giáo dục trẻ em và hình thành nhân cách của con trẻ là vô cùng quan trọng. Đặc biệt cha mẹ phải chịu trách nhiệm đối với con mình. Trong một số trường hợp, bồi thường thiệt hại do con gây ra là một trong những nghĩa vụ của cha mẹ.
Bổ mẹ bỏ rơi con mới sinh có vi phạm Pháp luật?
Tranh chấp tài sản trong và sau khi ly hôn như thế nào?
Cách thức xử phạt hành vi cản trở quyền thăm nom con
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng, bảo bọc cho thế hệ sau phát triển, tạo nên lực lượng lao động góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Gia đình chính là tập hợp những cá nhân gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau trên phương diện đạo đức và Pháp luật. Vì thế, khi con cái làm sai, cha mẹ có nhiệm vụ và trách nhiệm trong việc bồi thường thiệt hai do con gây ra.
Mục lục
Cha mẹ bồi thường thiệt hại do con gây ra trong trường hợp nào?
Bên cạnh quyền và nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ, theo quy định tại Điều 74 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, thì cha mẹ sẽ phải chỉ bồi thường thiệt hại do con gây ra trong trường hợp: con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự (theo quy định của Bộ luật dân sự).
Trong đó:
- Con chưa thành niên: là những cá nhân dưới 18 tuổi (dựa vào sự phát triển về mặt thể chất và tinh thần của con người, được cụ thể hóa bằng giới hạn độ tuổi).
- Con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự: những người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác, không thể nhận thức và làm chủ hành vi (phải có tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự từ Tòa án thông qua kết luận của tổ chức giám định).
Quy định về việc bồi thường thiệt hại do con gây ra
Như vậy, nếu con cái chưa thành niên hoặc đã thành niên bị mất năng lực hành vi dân sự, cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con gây ra. Và điều này được cụ thể hóa hơn tại Điều 606 Bộ luật Dân sự 2005 về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:
- Người đủ 18 tuổi trở lên: tự bồi thường toàn bộ thiệt hại.
- Người đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi: cha mẹ chỉ bồi thường khi con không có tài sản hoặc tài sản của con không đủ để bồi thường thiệt hại.
- Người dưới 15 tuổi:
+ Còn cha mẹ: thì cha, mẹ bồi thường thiệt hại do con gây ra
+ Nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường, con có tài sản riêng: lấy tài sản đó bồi thường phần còn thiếu.
+ Nếu thiệt hại là do lỗi quản lý của nhà trường, bệnh viện, tổ chức khác thì cha mẹ không cần chịu trách nhiệm, nhưng nếu họ chứng minh được đó không phải lỗi quản lý của họ thì cha, mẹ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con gây ra.
Như vậy cha mẹ phải hiểu được nghĩa vụ của mình đối với con cái, đặc biệt là con chưa vị thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự để thực hiện trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái, dạy chúng những điều hay lẽ phải và tránh những tình trạng đáng tiếc có thể xảy ra.