Cấp dưỡng giữa vợ chồng sau ly hôn
Sau khi ly hôn, nếu một bên rơi vào hoàn cảnh khó khăn thì vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu bên kia cấp dưỡng. Bản thân người được yêu cầu có nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng đang gặp khó khăn theo khả năng của mình trong trường hợp người đưa ra yêu cầu có lý do chính đáng được pháp luật chấp nhận. Hãy cùng Ly Hôn Nhanh phân tích vấn đề này trong bài viết bên dưới.
Hướng dẫn cách viết nguyện vọng của con muốn ở với ai
Di chúc chung của vợ chồng và quyền thừa kế chung của vợ chồng
Có phải ai cũng có quyền nhận nuôi con nuôi?
Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này (Theo Khoản 24, điều 3, Luật Hôn Nhân Gia Đình Năm 2014)
Tại Điều 115, Luật hôn nhân gia đình năm 2014 về “Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn” quy định khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.
Điều kiện để được cấp dưỡng gồm: một bên sống trong cảnh túng thiếu, khó khăn và bên kia có đủ điều kiện để hỗ trợ. Sự túng thiếu được xem xét trong trường hợp người đó không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Bên yêu cầu phải đưa ra bằng chứng chứng minh về điều kiện của mình. Việc đánh giá điều kiện khó khăn này phụ thuộc vào sự đánh giá của thẩm phán xét xử vụ việc. Tuy nhiên, việc có thực hiện cấp dưỡng hay không phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh của bên kia. Họ chỉ phải thực hiện khi có đủ điều kiện để thực hiện việc đó. Trường hợp các bên khó khăn như nhau thì các bên phải tự xoay sở để giải quyết và không thể yêu cầu bên kia hỗ trợ.
Nghĩa vụ này chấm dứt khi bên được cấp dưỡng kết hôn với người khác (Khoản 5 Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).
Mức cấp dưỡng do hai bên tự thỏa thuận, trường hợp không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa giải quyết. Tòa án sẽ căn cứ vào mức sống của bên yêu cầu và khả năng của bên còn lại để đưa ra một mức cấp dưỡng phù hợp. Việc cấp dưỡng được thực hiện theo tháng, theo quý hoặc năm hoặc một lần. Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức, tạm ngừng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
Như vậy, sau khi ly hôn, nếu một bên vợ chồng rơi vào tình trạng khó khăn, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống mình thì có thể yêu cầu bên kia cấp dưỡng và bên kia chỉ thực hiện nghĩa vụ này khi có khả năng.