Chia tài sản thừa kế không có di chúc như thế nào?
Tài sản của người mất được chia như thế nào là vấn đề của những gia đình gặp chuyện “âm dương ly biệt”. Trong một số trường hợp sẽ có di chúc và tài sản sẽ được thực hiện chia theo ý nguyện của người mất. Tuy nhiên, vấn đề chia tài sản thừa kế không có di chúc sẽ như thế nào?
Mục lục
1. Rắc rối khi người mất không để lại di chúc chia tài sản?
Khi một người mất mà không để lại di chúc chia tài sản, có thể gây ra nhiều rắc rối và tranh chấp trong tài sản của người đã qua đời. Dưới đây là một vài vấn đề có thể phát sinh trong trường hợp không có di chúc chia tài sản như sau:
- Tranh chấp gia đình: Khi không có phân chia rõ ràng về cách chia tài sản, các thành viên trong gia đình có thể có quan điểm khác nhau về việc phân chia di sản. Điều này có thể gây ra sự bất đồng, xung đột và tranh cãi trong gia đình.
- Chi phí và thời gian: Quá trình giải quyết tài sản khi không có di chúc có thể mất nhiều thời gian và tiền bạc. Các bước pháp lý cần thiết để xác định và chia tài sản có thể tốn kém và làm chậm quá trình giải quyết di sản.
- Di chúc thất lạc: Khi người mất không lập di chúc có thể dẫn đến việc thất lạc tài sản. Trong trường hợp trước khi mất, người mất có sổ tiết kiệm nhưng không ai biết có thể khiến tài khoản bị thất thoát và không được nhận di sản thừa kế được.
2. Chia tài sản thừa kế không có di chúc như thế nào?
Theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp không có di chúc. Do đó, di sản thừa kế do người mất để lại sẽ được chia theo pháp luật. Bộ luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng di sản bằng nhau.
3. Những người thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không có ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối di sản”.
Như vậy, việc chia tài sản thừa kế không có di chúc sẽ có sự khác nhau giữa những hàng thừa kế. Với những người cùng hàng sẽ được hưởng quyền lợi như nhau. Còn những người hàng sau chỉ được hưởng thừa kế khi không còn ai ở hàng trước nhận quyền lợi. Trong trường hợp bạn có 4 người con thì di sản thừa kế sẽ được chia đều cho 4 người. Trường hợp vợ của người mất bị tâm thần thì theo quy định tài sản thừa kế cho người mất năng lực, hành vi dân sự sẽ được trao cho người giám hộ quản lý vì lợi ích của người được giám hộ.
Còn với trường hợp các đồng thừa kế thỏa thuận được tiến hành khai nhận thừa kế thì cần lập văn bản thỏa thuận. Nếu có tranh chấp thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất có thể nộp đơn để Tòa án nhân dân vào cuộc chia tài sản.
Xem thêm: Tìm hiểu quy định về luật phân chia tài sản theo di chúc mới nhất
3. Hồ sơ khai nhận chia tài sản thừa kế không có di chúc
Trong trường hợp có tranh chấp trong việc chia tài sản thừa kế không có di chúc thì cần cơ quan Tòa án nhân dân vào cuộc. Hồ sơ thực hiện chia tài sản thừa kế bao gồm các giấy tờ sau đây:
- Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Giấy chứng tử của người đã mất.
- Giấy tờ tùy thân của các thừa kế;
- Những giấy tờ khác (như: giấy khai sinh, giấy kết hôn …).
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật thì bạn cần nộp tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của người đã mất. Trong trường hợp không có nơi thường trú thì niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó.