Tìm hiểu tài sản thừa kế có phải chia khi ly hôn không
Hiện nay, có nhiều người chơi thắc mắc tài sản thừa kế có phải chia khi ly hôn đây có phải là tài sản chung. Vấn đề này thường được các cặp vợ ra đặt ra. Dưới đây là lời giải đáp từ luật sư của văn phòng Luật sư Ly hôn nhanh, mời các bạn cùng tham khảo để hiểu rõ hơn về chia tài sản thừa kế khi ly hôn.


1. Tài sản thừa kế có phải chia khi ly hôn?
Tài sản thừa kế, bao gồm đất đai, nhà cửa và các tài sản giá trị khác được xử lý theo quy định tại Điều 43 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 như sau:
- Nếu tài sản thừa kế được nhận trong thời kỳ hôn nhân và không có thỏa thuận giữa hai vợ chồng về việc biến đổi nó thành tài sản chung thì tài sản đó được coi là tài sản riêng của người nhận thừa kế, dù đó là vợ hay chồng.
- Trường hợp ngược lại, nếu có thỏa thuận bằng văn bản giữa vợ và chồng về việc biến tài sản thừa kế thành tài sản chung, tài sản đó sẽ được xem là tài sản chung của cả hai.
Vì vậy, việc một tài sản thừa kế có được xem là tài sản chung hay không phụ thuộc vào sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên. Tương tự, quyết định tài sản thừa kế có phải chia khi ly hôn cũng dựa trên sự thỏa thuận này.
Xem thêm: Hướng dẫn phân chia tài sản ly hôn khi chồng ngoại tình
2. Nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn theo pháp luật Việt Nam
Theo Điều 59 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, việc phân chia tài sản trong trường hợp ly hôn dựa trên ba nguyên tắc chính sau:
- Nguyên tắc chia đôi: Tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đều giữa hai người.
- Nguyên tắc phân chia tài sản chung bằng hiện vật: Tài sản chung nên được chia bằng hiện vật, không phải qua giá trị tiền mặt, khi có thể.
- Nguyên tắc tài sản riêng: Tài sản riêng của mỗi người trước hoặc trong thời kỳ hôn nhân mà không được hợp nhất vào tài sản chung vẫn thuộc sở hữu của người đó.


2.1. Tài sản thừa kế có phải chia khi ly hôn – Nguyên tắc chia đôi
Theo Khoản 2 của Điều 59 trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 hướng dẫn bởi khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, khi phân chia tài sản chung trong trường hợp ly hôn, nguyên tắc chia đôi được áp dụng. Tuy nhiên cũng cần xem xét các yếu tố sau:
- Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:
a) “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.
b) “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.
c) “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.
Ví dụ: Vợ chồng có tài sản chung là một chiếc ô tô người chồng đang chạy xe taxi trị giá 400 triệu đồng và một cửa hàng tạp hóa người vợ đang kinh doanh trị giá 200 triệu đồng. Khi giải quyết ly hôn và chia tài sản chung, Tòa án phải xem xét giao cửa hàng tạp hóa cho người vợ, giao xe ô tô cho người chồng để họ tiếp tục kinh doanh, tạo thu nhập. Người chồng nhận được phần giá trị tài sản lớn hơn phải thanh toán cho người vợ phần giá trị là 100 triệu đồng.
d) “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.
Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.
- Tình hình chung của gia đình và điều kiện riêng của từng vợ hoặc chồng;
- Sự đóng góp của vợ và chồng vào việc xây dựng, bảo trì và phát triển tài sản chung, bao gồm cả lao động không trả công trong gia đình được tính như là có thu nhập;
- Bảo vệ lợi ích tối đa của cả hai bên trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, đảm bảo điều kiện cho mỗi bên tiếp tục lao động và sinh lợi;
- Xem xét lỗi sai của mỗi bên trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ vợ chồng.
Mặc dù nguyên tắc chia đôi tài sản cho mỗi bên là một nửa giá trị tài sản tích lũy được trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên quá trình phân chia thực tế cũng cần phải cân nhắc nhiều yếu tố khác như hoàn cảnh cá nhân, mức độ đóng góp và lỗi có thể có. Điều này có nghĩa là việc chia sẻ tài sản không nhất thiết luôn là 50:50 mà có thể linh hoạt hơn. Ví dụ như chia theo tỷ lệ 70:30 hay 80:20, tùy vào từng trường hợp cụ thể và được coi là hợp pháp.
2.2. Nguyên tắc phân chia tài sản chung bằng hiện vật
Tài sản thừa kế có phải chia khi ly hôn không? Trong quy định về phân chia tài sản khi ly hôn, pháp luật khuyến khích việc phân chia tài sản dưới hình thức hiện vật đầu tiên. Nếu việc chia tài sản bằng hiện vật không khả thi, tài sản đó sẽ được định giá thành tiền để phân chia. Trong trường hợp một bên nhận hiện vật có giá trị cao hơn phần mình được hưởng, bên đó phải có trách nhiệm thanh toán số tiền chênh lệch cho bên kia để đảm bảo sự công bằng.
2.3. Nguyên tắc tài sản riêng
Khi phân chia tài sản trong quá trình ly hôn, nếu tài sản riêng đã được hòa nhập vào tài sản chung thì việc phân chia phải tính đến điều này. Trường hợp trong quá trình phân chia, tài sản chung và tài sản riêng của các bên bị trộn lẫn với nhau, bên không nhận phần tài sản đó sẽ được bên kia bồi thường cho phần giá trị mà họ đã đóng góp để hình thành nên khối tài sản chung đó.
Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn giải đáp được thắc mắc tài sản thừa kế có phải chia khi ly hôn không. Nếu bạn cần tư vấn thêm về vấn đề ly hôn và chia tài sản, hãy liên hệ với Luật sư Ly hôn nhanh để nhận được sự hỗ trợ chi tiết, kịp thời nhất!