Tìm hiểu quy định về luật phân chia tài sản theo di chúc mới nhất
Phân chia tài sản theo di chúc như thế nào luôn là vấn đề thắc mắc của nhiều người. Tùy thuộc vào nội dung di chúc mà việc phân chia tài sản sẽ có sự khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ cập nhật những thông tin chi tiết quy định về luật phân chia tài sản mới nhất hiện nay!
Mục lục
1. Luật phân chia tài sản theo di chúc được thực hiện như thế nào?
Viết di chúc là việc làm quan trọng để đảm bảo ý nguyện của ai đó về việc phân chia tài sản sau khi qua đời được thực hiện một cách hợp pháp và suôn sẻ. Bên cạnh đó, di chúc cũng giúp bảo vệ quyền lợi của những người thừa kế hợp pháp, tránh việc họ bị tước đoạt tài sản.
Căn cứ vào Điều 659 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về luật phân chia tài sản theo di chúc như sau:
1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.
Như vậy, luật phân chia tài sản theo di chúc cần được thực hiện theo nội dung mà người viết di chúc đã đưa ra. Nếu nội dung di chúc không rõ ràng, thông tin bên trong không chỉ định phần di sản được hưởng cho ai thì toàn bộ tài sản sẽ được chia đều cho tất cả những người thừa kế được nhắc tên trong nội dung.
2. Di chúc có hiệu lực vào thời điểm nào?
Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế, tức là thời điểm người lập di chúc qua đời. Theo quy định tại Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 về luật phân chia tài sản cụ thể về hiệu lực của di chúc như sau:
1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
3. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
Như vậy theo luật phân chia tài sản thì di chúc sẽ có hiệu lực từ thời điểm mở cửa thừa kế. Khi lập di chúc thì người lập cần minh mẫn, sáng suốt và không bị cưỡng ép, đe dọa. Nội dung bên trong di chúc cần đầy đủ thông tin rõ ràng, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức.
Di chúc cần được lập bằng văn bản. Nếu bằng miệng thì cần thể hiện ý chí cuối cùng trước mặt ít nhất 2 người làm chứng. Người làm chứng cần ghi chép, ký tên hoặc điểm chỉ để lưu lại thông tin. Sau đó, trong thời hạn 5 ngày thì người truyền di chúc bằng miệng cần phải được công chức viên hoặc xác thực chữ ký, chỉ điểm người làm chứng.
Xem thêm: Chia tài sản khi ly hôn, vợ hay chồng được chia nhiều hơn?
3. Người thừa kế không đồng ý thì luật phân chia tài sản có theo di chúc không?
Di chúc là sự thể hiện ý nguyện của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình sau khi chết. Do đó, nếu người để lại di chúc đã chỉ định cho ai đó thì những người thừa kế khác không có quyền can thiệp hoặc thay đổi. Bên cạnh đó, luật phân chia tài sản theo di chúc quy định một trong những quyền của người lập di chúc là chỉ định.
Như vậy, nếu một người thừa kế không đồng ý với sự phân chia tài sản theo di chúc nhưng di chúc đã hợp pháp, đáp ứng các điều kiện có hiệu ứng thì mọi tài sản vẫn được phân chia theo nội dung. Đồng thời, việc phân chia tài sản thừa kế vẫn sẽ được thực hiện ngoại trừ các trường hợp:
- Có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc tại khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự: Con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động; cha, mẹ, vợ, chồng.
- Có người thừa kế từ chối nhận di sản thừa kế.